Kbang tập trung phòng trừ bệnh khảm lá đậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, bệnh khảm lá đã gây hại hơn 15 ha đậu đen của người dân xã Lơ Ku, huyện Kbang, Gia Lai. Ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các xã, thị trấn tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng trừ bệnh.
Toàn huyện Kbang hiện có hơn 2.396 ha đậu các loại. Trong đó, chỉ riêng xã Lơ Ku đã chiếm đến 693 ha với gần một nửa diện tích này là đậu đen. Hơn 1 tháng nay, nhiều diện tích đậu đen của một số hộ dân ở thôn 2, xã Lơ Ku bị nhiễm bệnh khảm lá. Ông Hồ Xuân Dương-Chủ tịch UBND xã Lơ Ku-cho biết: “Sau khi người dân báo cáo sự việc, UBND xã cử cán bộ đi kiểm tra, rà soát thì phát hiện bệnh khảm lá chủ yếu gây hại trên cây đậu đen. Đến nay, bệnh đã gây hại hơn 15 ha đậu đen của hàng chục hộ dân ở thôn 2 và một số diện tích của người dân thị trấn Kbang xâm canh trên đất của xã. Chúng tôi cũng đang phối hợp với ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân phun thuốc phòng trừ bệnh, hạn chế lây lan”.
 Diện tích đậu đen của gia đình bà Phạm Thị Chiến (xã Lơ Ku, huyện Kbang) bị bệnh khảm lá gây hại. Ảnh: N.M
Diện tích đậu đen của gia đình bà Phạm Thị Chiến (xã Lơ Ku, huyện Kbang) bị bệnh khảm lá gây hại. Ảnh: N.M
Gia đình bà Phạm Thị Chiến (thôn 2, xã Lơ Ku) có hơn 3 ha đậu xanh và đậu đen, trong đó gần 1,5 ha đậu đen có biểu hiệu xoắn lá, ngọn ra vòi voi, cây chậm phát triển. Bà Chiến cho hay: “Cùng gieo một đợt trên một diện tích nhưng đậu xanh phát triển bình thường còn cây đậu đen thì ngọn cứ dài ngoằng, lá xoắn tít lại, không ra hoa. Sợ bệnh lây sang đám đậu xanh, tôi đã đi mua thuốc bảo vệ thực vật về phun. Đến nay, tôi đã phun 3 lần rồi nhưng bệnh trên cây vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm”. Tương tự, gia đình bà Mai Thị Vươn (tổ 13, thị trấn Kbang) có gần 5 sào đất trồng đậu đen ở xã Lơ Ku bị nhiễm bệnh khảm lá. Bà Vươn nói: “Cách đây hơn 1 tháng, diện tích đậu đen có biểu hiện nhiễm bệnh, gia đình tôi lập tức đi mua thuốc về phun. Tôi cũng đã phun lần thứ 3 rồi song đậu vẫn chưa hết bệnh”.
Trao đổi với P.V, bà Trần Thị Mai-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang-cho hay: Bệnh khảm lá gây hại quanh năm. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết khô và nóng, bệnh sẽ phát sinh gây hại nhiều hơn. Hiện nay, bệnh khảm lá đang gây hại trên giống đậu địa phương do người dân dùng giống từ vụ trước để gieo trồng. Để ngăn bệnh lây lan, người dân có thể diệt trừ côn trùng môi giới truyền bệnh hoặc sử dụng các loại thuốc hóa học như: Butal 25WP, Excel Basa 50ND, Mospilan 3EC, Actara 25WG… phun cho cây theo liều lượng ghi trên bao bì của từng loại thuốc và phun vào sáng sớm hoặc chiều mát nhằm tăng hiệu quả. Bên cạnh đó, việc nhổ bỏ, tiêu hủy những cây bị bệnh cũng là cách tránh lây lan sang cây khỏe.
Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, để hạn chế bệnh khảm lá gây hại trên cây đậu ở vụ sau, người dân cần gieo trồng đúng thời vụ; xử lý đất trước khi gieo trồng bằng vôi bột với mức 500-800 kg/ha; sử dụng giống kháng bệnh và xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học Cruiser plus 312.5 FS; thường xuyên thăm nom, kiểm tra đồng ruộng, nếu phát hiện rầy thì xử lý ngay và triệt để. Trong quá trình chăm sóc, người dân cũng phải bón phân đầy đủ theo quy trình để cây tăng sức đề kháng, phát triển tốt.
Ông Mã Văn Tình-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang-cho biết: Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp chặt chẽ với các xã, thị trấn tiếp tục rà soát nắm chắc diện tích đậu đen nói riêng và cây đậu nói chung trên địa bàn, nếu phát hiện có bệnh khảm lá gây hại cần hướng dẫn người dân các biện pháp phòng trừ theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Ngoài ra, ngành Nông nghiệp cũng chủ động tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn các biện pháp phòng trừ bệnh khảm lá cho nông dân; cử cán bộ kỹ thuật xuống tập huấn trực tiếp kỹ thuật phòng trừ bệnh cho người dân.
 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

null