Kbang quyết tâm về đích nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trong năm 2021, ngoài việc duy trì và nâng cao các tiêu chí đối với 7 xã đã về đích NTM, huyện Kbang đang tập trung chỉ đạo 6 xã còn lại tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.
Nỗ lực đạt tiêu chí thu nhập
Đến thời điểm này, xã Krong đã đạt 18/19 tiêu chí NTM. Là địa phương có hơn 80% dân số là dân tộc Bahnar nên xã gặp khó khăn ở tiêu chí thu nhập. Ông Đinh Ních-Bí thư Đảng ủy xã-cho biết: Để về đích NTM vào cuối năm 2021, Đảng ủy, UBND xã cùng các đoàn thể đã xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể nhằm đạt kết quả cao nhất về tiêu chí thu nhập. Trong đó, Mặt trận và các hội, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, khuyến khích bà con chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, mắc ca và các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao; phát triển mô hình nuôi heo đen, dê, bò sinh sản, bò vỗ béo. “Chúng tôi chỉ đạo cán bộ các đoàn thể đến từng thôn, làng phối hợp với các chi bộ đỡ đầu, hướng dẫn hộ nghèo sử dụng đúng mục đích vốn hỗ trợ. Đặc biệt là hỗ trợ bà con chuyển đổi cây trồng, vật nuôi với các mô hình mang lại hiệu quả để tăng thu nhập, góp phần cùng với địa phương hoàn thành tiêu chí số 10 trong xây dựng NTM”-Bí thư Đảng ủy xã nêu giải pháp.
Huyện Kbang đầu tư nâng cấp đường giao thông liên xã. Ảnh: Minh Nguyễn
Huyện Kbang đầu tư nâng cấp đường giao thông liên xã. Ảnh: Minh Nguyễn
Cũng như Krong, chính quyền các xã: Đak Rong, Đak Smar, Kon Pne, Lơ Ku, Kông Lơng Khơng đã phân công cán bộ, công chức, đảng viên tăng cường hướng dẫn, vận động người dân thực hiện hiệu quả các mô hình phát triển sản xuất. Đặc biệt là triển khai mở rộng các mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị phù hợp với địa phương như: trồng sa nhân tím dưới tán rừng, cây dược liệu, thâm canh lúa nước, trồng mì cao sản, đậu cô ve, thực hiện mô hình trồng mắc ca xen cà phê; tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Theo ông Lê Văn Quang-Chủ tịch UBND xã Đak Rong: “Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt xấp xỉ 30 triệu đồng. Do đó, xã đang tập trung hỗ trợ người dân thâm canh lúa, giữ vững diện tích lúa 2 vụ, hỗ trợ giống lúa chất lượng để tạo ra hàng hóa, liên kết tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho bà con. Cùng với đó, mở rộng diện tích cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, mô hình nuôi heo đen thịt, nuôi bò. Đặc biệt là mô hình cộng đồng nhận khoán quản lý bảo vệ rừng cho 9 làng với 790 hộ hưởng lợi từ nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng”.
Tăng cường hỗ trợ các xã
Ông Đỗ Phúc Quán-Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Kbang-thông tin: Ban Thường vụ Huyện ủy phân công 54 cơ quan, đơn vị hỗ trợ 77 hộ nghèo thuộc các xã: Đak Rong, Krong, Kông Lơng Khơng, Đak Smar. Tổng giá trị hỗ trợ quy ra tiền là 210 triệu đồng. Trong đó, tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, mua giống cây trồng, vật nuôi, phân bón; hướng dẫn vay vốn ngân hàng đầu tư sản xuất; thực hành tiết kiệm, chi tiêu hợp lý… nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số. “Huyện ủy cũng chỉ đạo Đảng ủy, UBND các xã tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các chi bộ, Mặt trận, đoàn thể xã, thôn, làng, cán bộ, công chức thường xuyên theo dõi, hướng dẫn các hộ sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ, nhất là Chương trình 135, xây dựng NTM để tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững”-ông Quán nói.
Chính quyền, hội, đoàn thể các xã đang nỗ lực hướng dẫn các hộ dân triển khai các mô hình sản xuất hiệu quả nhằm hoàn thành chỉ tiêu thu nhập trong xây dựng nông thôn mới
Người dân huyện Kbang trao đổi kinh nghiệm triển khai các mô hình sản xuất hiệu quả nhằm hoàn thành chỉ tiêu thu nhập trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Minh Nguyễn
Trao đổi với P.V, ông Lê Thanh Sơn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang-cho biết: Ngoài tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện xây dựng NTM ở 6 xã chưa đạt chuẩn, huyện cũng yêu cầu các xã đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn; phấn đấu giảm 235 hộ nghèo trong năm 2021, nâng thu nhập bình quân đầu người ở các xã còn lại theo chuẩn NTM.
Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang khẳng định: “Một trong những giải pháp trọng tâm là triển khai có hiệu quả Dự án sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả như hỗ trợ giống cây mắc ca, dổi xanh cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã hiện có. Từng bước chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ thành chăn nuôi gia trại, trang trại; tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết với nông dân theo chuỗi giá trị gia tăng. Thực hiện tốt chính sách khoán bảo vệ rừng để người dân cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống và thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng”.
MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.