Đak Pơ huy động nguồn lực xây dựng làng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện Chỉ thị 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV, huyện Đak Pơ tập trung nguồn lực để xây dựng nông thôn mới (NTM) tại các làng: Đê Chơ Gang (xã Phú An), Bung Bang Hven (xã Yang Bắc), Groi (xã Ya Hội) và Kuk Kôn (xã An Thành).
Trước khi triển khai đại trà, UBND huyện Đak Pơ chọn làng Jun (xã Yang Bắc) làm điểm. Sau hơn 1 năm nỗ lực triển khai với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và người dân, cuối năm 2019, làng Jun đã về đích NTM. Phát huy kết quả đạt được, xã Yang Bắc tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chung tay xây dựng NTM tại làng Bung Bang Hven. Trưởng thôn Đinh Hoan cho hay: “Bung Bang Hven có 108 hộ với 467 khẩu, hơn 90% người dân tộc Bahnar. Những năm qua, hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, dân làng đã đóng góp ngày công, tự nguyện hiến 9.000 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn. Hiện hơn 80% hộ có công trình vệ sinh, trên 90% hộ tự giác di dời chuồng trại gia súc ra xa nhà ở. Qua tuyên truyền, vận động, bà con đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện làng chỉ còn 3 hộ nghèo và 24 hộ cận nghèo”.
Diện mạo làng Jun (xã Yang Bắc) ngày càng khởi sắc. Ảnh: Ngọc Minh
Diện mạo làng Jun (xã Yang Bắc) ngày càng khởi sắc. Ảnh: Ngọc Minh
Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng làng NTM, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương phân công cán bộ, đảng viên phụ trách làng, chung tay cùng bà con hoàn thành các tiêu chí; tổ chức kết nghĩa giữa các làng đồng bào dân tộc thiểu số với thôn người Kinh để hỗ trợ lẫn nhau. Năm 2020, UBND xã chỉ đạo làng thành lập tổ tự quản bảo vệ môi trường; hỗ trợ 33 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt làm nhà tiêu hợp vệ sinh với số tiền hơn 111 triệu đồng. Hiện làng Bung Bang Hven còn 2 tiêu chí chưa đạt là thu nhập và cơ sở vật chất văn hóa. Theo đó, xã đã xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện các tiêu chí này, đồng thời tiếp tục vận động người dân chung tay, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng làng NTM vào cuối năm nay.
Trong khi đó, tại xã Phú An, từ khi xây dựng NTM, làng Đê Chơ Gang đã có nhiều khởi sắc. Trưởng thôn Đinh Văn Cao chia sẻ: “Nhờ Nhà nước quan tâm đầu tư nên hầu hết các tuyến đường đã được đổ bê tông sạch sẽ. Không chỉ đồng lòng góp công, góp của làm đường, xây nhà văn hóa, bà con còn thực hiện nếp sống mới, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. Hiện làng chỉ còn 13 hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 41 triệu đồng/năm”.
Người dân làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ)  chăn nuôi gia cầm, góp phần nâng cao thu nhập. Ảnh Ngọc Minh
Người dân làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) chăn nuôi gia cầm, góp phần nâng cao thu nhập. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Trần Vũ Thanh-Phó Chủ tịch UBND xã Phú An-cho biết: Theo bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2019-2020, làng Đê Chơ Gang đã đạt 16/19 tiêu chí, 3 tiêu chí chưa đạt là nhà ở dân cư, thu nhập, môi trường và an toàn thực phẩm. “Thời gian tới, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con sửa chữa và xây mới nhà ở, làm nhà vệ sinh, chuồng trại nuôi nhốt gia súc, gia cầm và tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Cùng với đó, vận động người dân tổ chức sản xuất theo các hình thức trang trại, hợp tác xã; sử dụng các loại giống mới chịu hạn, năng suất, chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, chú trọng đến các đặc sản của địa phương”-ông Thanh nhấn mạnh.
Tương tự, cấp ủy, chính quyền và người dân làng Groi (xã Ya Hội) cũng đang nỗ lực hoàn thành 5 tiêu chí NTM gồm: nhà ở và khuôn viên hộ gia đình, thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, môi trường và an toàn thực phẩm. Theo Chủ tịch UBND xã Võ Viết Nghĩa, để hoàn thành 5 tiêu chí này, xã tiếp tục tuyên truyền, huy động nguồn lực đóng góp từ cộng đồng. Cùng với đó, tạo điều kiện để cho các hộ dân tiếp cận nguồn vốn vay, vận động những hộ đang ở nhà bán kiên cố có kế hoạch nâng cấp nhà ở. Cùng với đó là tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập.
Trao đổi với P.V, ông Huỳnh Văn Hơn-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ-thông tin: Toàn huyện có 42/42 thôn, làng tham gia xây dựng NTM, trong đó có 1 làng đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện tiếp tục chỉ đạo các xã tổ chức rà soát, đánh giá, xây dựng kế hoạch thực hiện từng chỉ tiêu. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia xây dựng NTM. Đồng thời, huy động nguồn lực từ các chương trình để đầu tư, hỗ trợ các làng xây dựng NTM. Tiếp tục phân công cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức phụ trách theo dõi, giúp đỡ địa phương thực hiện từng chỉ tiêu.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.
Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

(GLO)- Cách TP. Pleiku chừng 15 km, vườn nho Gia Lai (ở tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) của anh Đặng Đại Dương đã bắt đầu cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên và đón khách đến tham quan, trải nghiệm.