Kbang hỗ trợ thực hiện 5 mô hình tưới tiết kiệm nước trên cây mía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 11-9, ông Đỗ Công Trúc-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), cho biết đơn vị vừa nghiệm thu 5 mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây mía ở 2 xã Đak Hlơ và Kông Lơng Khơng.

Từ giữa năm 2023, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang phối hợp với 5 hộ dân (xã Đak Hlơ 4 hộ, xã Kông Lơng Khơng 1 hộ) để thực hiện 5 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước cho 5 ha mía. Mỗi hộ tham gia mô hình trên diện tích 1 ha mía với chi phí đầu tư hệ thống tưới khoảng 20 triệu đồng; trong đó, huyện hỗ trợ 5,4 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp, còn lại là hộ dân đối ứng.

Kiểm tra, nghiệm thu mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây mía. Ảnh: Minh Ngân

Kiểm tra, nghiệm thu mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây mía. Ảnh: Minh Ngân

Kết quả nghiệm thu cho thấy, qua thời gian sử dụng hệ thống không chỉ tưới nước mà còn bón phân cho từng gốc mía bằng cách hòa lẫn với nước. Với việc sử dụng hệ thống tưới này giúp cây mía sinh trưởng tốt, đồng đều hơn so với diện tích mía không sử dụng hệ thống tưới; đồng thời tiết kiệm được nhân công và 50% lượng nước tưới.

Đây là mô hình điểm để các hộ dân tham khảo, nhân rộng, qua đó giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất của vùng nguyên liệu mía Kbang.

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.