Kbang hỗ trợ nông dân tiêu thụ rau quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Đoàn Kết (xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã kết nối với một số tổ sản xuất rau an toàn trên địa bàn để cung ứng sản phẩm cho các siêu thị ở khu vực miền Trung. Hướng đi này mở ra kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định, giúp các hộ trồng rau yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập.
 

Ông Hoàng Văn Biên (xã Đak Hlơ, huyện Kbang) đóng gói rau quả cung ứng cho siêu thị. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Hoàng Văn Biên (xã Đak Hlơ, huyện Kbang) đóng gói rau quả cung ứng cho siêu thị. Ảnh: Ngọc Minh


Thông qua Dự án hỗ trợ sinh kế cho người dân vùng khó khăn, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn của Tập đoàn Central Retail Việt Nam, từ đầu tháng 10-2020 đến nay, HTX Đoàn Kết đã đứng ra làm đầu mối cung ứng các loại rau củ quả cho chuỗi siêu thị thuộc Tập đoàn ở tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Thừa Thiên-Huế và TP. Đà Nẵng. Các sản phẩm cung ứng chủ yếu là dưa leo, đậu cô ve, cà chua, cà ngọt và khổ qua.

Ông Nguyễn Thanh Trung-Giám đốc HTX-cho hay: “Theo hợp đồng thỏa thuận giữa HTX với đại diện Tập đoàn Central Retail Việt Nam, vào các ngày thứ ba, năm, bảy hàng tuần, HTX sẽ cung ứng trên 1 tấn rau quả/ngày cho 4 siêu thị ở khu vực miền Trung. Nhu cầu cao, trong khi các thành viên chưa đáp ứng đủ số lượng sản phẩm nên HTX đã liên kết với một số tổ sản xuất rau ở các xã: Nghĩa An, Đak Hlơ, Kông Pla và thị trấn Kbang”.

Được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cùng HTX Đoàn Kết hướng dẫn, 4 hộ dân tại thôn 2 (xã Đak Hlơ) đã liên kết lại thành tổ sản xuất, cung ứng rau an toàn. Ông Hoàng Văn Biên (thôn 2) chia sẻ: Khi tham gia dự án, các hộ được hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn và cách thu hái, bảo quản, đóng gói sản phẩm. Ngoài ra, người dân cũng được cung cấp thông tin về quy cách sản phẩm như quả khổ qua, dưa leo, đậu cô ve phải thẳng, không cong vẹo; cà chua không bị đốm đen hoặc bị nứt, độ chín đạt 70%; cà ngọt vỏ sáng, không quá non hay quá già…

“Bán hàng cho siêu thị, bà con yên tâm sản xuất. Siêu thị cũng mua sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường 20-30%”-ông Biên phấn khởi nói.

Bà Phạm Thị Thùy Nhung-Giám đốc Chương trình phát triển nông nghiệp (Tập đoàn Central Retail Việt Nam) cho biết: Kbang là địa phương thứ 8 mà Tập đoàn triển khai chương trình hỗ trợ cho người dân vùng sâu, vùng xa, còn khó khăn bằng cách tiêu thụ nông sản. Tập đoàn cũng định hướng người dân trồng trọt, chăn nuôi, sau đó bao tiêu sản phẩm.  

Theo bà Nhung, hiện Tập đoàn đang hỗ trợ người dân Kbang tiêu thụ 5 loại rau củ quả. Những sản phẩm này được người dân trong huyện sản xuất nhiều, chủ động được cả về chất lượng và số lượng, nhất là khi vận chuyển ít bị hư hao.

“Nhằm giúp người dân giới thiệu, quảng bá sản phẩm, chúng tôi hướng dẫn họ làm chỉ dẫn địa lý, tem truy xuất nguồn gốc để nâng cao thương hiệu. Sau khi người dân làm quen với việc cung ứng 5 loại rau củ quả cho siêu thị, Tập đoàn sẽ mở rộng tiêu thụ nhiều sản phẩm nông nghiệp khác gắn với thế mạnh của huyện Kbang”-bà Nhung thông tin.
 

Khi cung ứng sản phẩm nông nghiệp cho siêu thị, các hộ trồng rau ở huyện Kbang được hướng dẫn quy trình sản xuất và bảo quản rau củ quả theo quy cách yêu cầu. Ảnh: Ngọc Minh
Khi cung ứng sản phẩm nông nghiệp cho siêu thị, các hộ trồng rau ở huyện Kbang được hướng dẫn quy trình sản xuất và bảo quản rau củ quả theo quy cách yêu cầu. Ảnh: Ngọc Minh


Ông Mã Văn Tình-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang-cho biết: Kbang có đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thích hợp để trồng các loại rau củ quả. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, vận động người dân sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm; triển khai mô hình trồng rau theo hướng VietGAP tại xã Đông.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn, trồng rau theo hướng VietGAP cho người dân; nhân rộng mô hình trồng rau VietGAP, hữu cơ; liên hệ với một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân”-ông Tình cho hay.

NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).