Kbang chú trọng xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đến nay, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) có 13/14 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL). Việc xây dựng xã đạt chuẩn TCPL góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới, ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.

Ông Trần Xuân Nam-Chủ tịch UBND xã Tơ Tung-cho biết: Toàn xã có 1.378 hộ với 5.922 khẩu thuộc 17 dân tộc. Trước đây, do nhận thức pháp luật còn hạn chế nên tình trạng người dân vi phạm trật tự an toàn giao thông, xâm hại rừng, mâu thuẫn tranh chấp phát sinh trong cộng đồng thường xảy ra.

Để xây dựng xã đạt chuẩn TCPL (tiêu chí số 18 trong xây dựng nông thôn mới), cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung vào cuộc. Trong đó, xã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên tại các làng. Xã cũng phân công cán bộ, công chức chuyên môn quan tâm, theo dõi giải quyết các thủ tục hành chính, trả lời đơn thư kiến nghị của người dân kịp thời; phát huy dân chủ ở cơ sở để người dân tham gia bàn bạc và quyết định những vấn đề liên quan đến đời sống ở khu dân cư.

Nhờ đó, ý thức chấp hành pháp luật của người dân ngày càng được nâng lên. “Năm 2022, xã tổ chức 2 đợt tuyên truyền pháp luật trực tiếp tại 10 làng với hơn 13.000 lượt người tham gia. Cũng trong năm, xã tiếp nhận, hòa giải thành 1/1 vụ việc mâu thuẫn trong dân”-ông Nam cho hay.

Người dân đến làm việc tại bộ phận một cửa xã Đông. Ảnh: R'Ô HOK

Người dân đến làm việc tại bộ phận một cửa xã Đông. Ảnh: R'Ô HOK

Xã Đông cũng là địa phương nổi bật trong xây dựng xã đạt chuẩn TCPL ở huyện Kbang. Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thị Liên chia sẻ kinh nghiệm: Để xây dựng xã đạt chuẩn TCPL, địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng, cập nhật các văn bản pháp luật trên trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội; thành lập Ban Biên tập đài truyền thanh để phát bản tin tuyên truyền pháp luật; tổ chức tập huấn, biên soạn, cấp phát tài liệu hướng dẫn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên.

“Tháng 2-2023, xã đã thành lập mô hình “Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu” tại thôn 4 với 7 thành viên. Mục đích là tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; theo dõi, nắm bắt và giải quyết tận gốc các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương”-bà Liên thông tin.

Còn bà Đinh Thị Đách-Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn 4 (xã Đông) thì cho hay: “Sau khi thành lập, mô hình “Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu” của thôn đã tiếp nhận 2 vụ tranh chấp đất đai. Các vụ việc đã chuyển lên xã giải quyết do vượt thẩm quyền. Trước đó, trong năm 2022, tổ hòa giải của thôn đã hòa giải thành 5/5 vụ việc. Tổ được Sở Tư pháp tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 2022”.

Xã Đông ra mắt mô hình “Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu”. Ảnh: R’Ô HOK

Xã Đông ra mắt mô hình “Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu”. Ảnh: R’Ô HOK

Thời gian qua, Phòng Tư pháp và Hội đồng đánh giá TCPL huyện đã triển khai nhiều văn bản hướng dẫn công tác lập hồ sơ theo thẩm quyền để đánh giá cấp xã đạt chuẩn TCPL cho công chức tư pháp-hộ tịch (phụ trách lĩnh vực TCPL) các xã, thị trấn. Bên cạnh đó, các đơn vị đã tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND huyện xem xét, đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn TCPL.

Là cơ quan thường trực Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật huyện, Phòng Tư pháp tham mưu giúp UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, UBND xã, thị trấn phối hợp trong việc nghiên cứu các giải pháp, cách làm hiệu quả để tăng cường năng lực TCPL của người dân. Đồng thời, đưa ra những sáng kiến phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác ban hành văn bản theo thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, tiếp công dân, tiếp nhận giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo…

Trao đổi với P.V, ông Phan Anh Khoa-Trưởng phòng Tư pháp huyện-cho biết: Trong năm 2022, huyện đã tổ chức 257 đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp cho hơn 25.000 lượt người; tổ chức 7 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với hơn 20.000 người tham gia; phát hơn 42.400 tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải thành 105/142 vụ việc. Hiện, 13/14 xã, thị trấn của huyện đạt chuẩn TCPL.

“Thời gian tới, Phòng Tư pháp tiếp tục tham mưu giúp UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn trong việc xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn TCPL gắn với phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; quan tâm hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở... Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, ban, ngành có liên quan, các thành viên của Hội đồng đánh giá chuẩn TCPL huyện trong việc xây dựng và cải thiện điều kiện TCPL của người dân tại cơ sở”-ông Khoa thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.