Kbang: Chậm tiến độ gieo trồng vụ Đông Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- 2 đợt mưa lũ liên tiếp diễn ra đúng vào thời điểm đầu mùa gieo trồng vụ Đông Xuân đã khiến nhiều diện tích cây trồng của bà con nông dân huyện Kbang chịu thiệt hại nặng. Việc khôi phục gieo trồng không thể tiến hành ngay bởi rau màu ngập úng bị thối rữa, đất buộc phải trải qua thời gian xử lý mới đảm bảo cho việc gieo trồng vụ mới.

Tiến độ gieo trồng chậm

Xã Đông là một trong những xã có diện tích rau màu lớn nhất huyện Kbang. Đây cũng là địa phương nằm bao quanh khu vực lòng hồ thủy điện An Khê-Ka Nak. Bởi vậy, đợt mưa lũ xảy ra vào đầu tháng 12-2016 làm cho xã bị ảnh hưởng nặng nề. “Mưa lũ khiến trên 170 ha cây trồng của bà con bị ảnh hưởng. Đây là diện tích rau màu trồng phục vụ Tết. Hàng chục ha bí đỏ đến giai đoạn dưỡng trái gặp mưa lũ bị thối úng, giảm năng suất hoặc bị mất trắng. Tiếp đến là lúa mùa của một số hộ gieo trồng muộn, chưa thu hoạch kịp bị gió làm cho ngã đổ. Trà lúa Đông Xuân xuống giống sớm bị hư hại. Hiện nay, bà con chưa thể bắt tay gieo trồng lại bởi mưa vẫn còn diễn ra. Đất ruộng sau ngập úng chờ nắng để xử lý mầm bệnh”-ông Phạm Ngọc Thạch-Chủ tịch UBND xã Đông cho biết.

 

 Nông dân Kbang đang trỉa bắp. Ảnh: L.H
Nông dân Kbang đang chăm sóc ruộng bắp. Ảnh: L.H

Đến thời điểm này, nông dân trong huyện mới chỉ gieo trồng được 2.424/5.545 ha, đạt 43,7% kế hoạch. Nhiều xã bị chậm tiến độ gieo trồng như: xã Đông 201/468 ha, Nghĩa An 127/426 ha, Đak Hlơ 175/486 ha, Kông Pla 247/741 ha, Tơ Tung 181/497 ha, Lơ Ku 208/593 ha, Sơ Pai 165/336 ha. Đặc biệt, một số xã có tiến độ gieo trồng đạt rất thấp như: Kông Lơng Khơng 10/401 ha, Sơn Lang 16/114 và Đak Krong 0/240 ha. Nguyên nhân khiến tiến độ gieo trồng bị chậm chủ yếu là do ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận lợi, đặc biệt là do mưa lũ kéo dài, kết thúc muộn.

Cần nhanh chóng hỗ trợ cho người dân

Trao đổi với P.V, ông Mã Văn Tình-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT cho biết: “Huyện đã thống nhất chủ trương tạm ứng ngân sách để hỗ trợ bà con nhanh chóng khôi phục sản xuất. Cụ thể, đối với hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt với tổng số tiền là 929,1 triệu đồng. Với các hộ bị thiệt hại không thuộc diện trên thì đề nghị tỉnh hỗ trợ.

Cũng theo ông Tình, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak lập phương án bồi thường cho các hộ dân dựa trên cơ sở năng suất, đơn giá bình quân của các loại cây trồng tại địa phương hoặc đơn giá quy định hiện hành của Nhà nước về bồi thường cây cối, hoa màu trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để trình UBND huyện xét phê duyệt và Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak giải ngân tiền bồi thường cho các hộ dân.

Chia sẻ quan điểm về hình thức hỗ trợ thiệt hại, ông Tình cho rằng, đến nay, nhiều hộ dân đã chủ động mua giống để đưa vào sản xuất kịp thời vụ. Do đó, ngành chuyên môn đề nghị tỉnh thống nhất cho huyện Kbang được thực hiện hỗ trợ bằng tiền cho các hộ dân thay vì hỗ trợ giống.

Một trong những khó khăn khiến tiến độ gieo trồng đạt thấp là hệ thống kênh mương dẫn nước nội đồng, đường đi vào khu sản xuất bị hư hỏng nặng. “Chúng tôi đang khẩn trương sửa chữa các đập, cống hư hỏng nặng để đảm bảo việc dẫn nước về đồng cho bà con xuống giống. Phấn đấu đến trước Tết Nguyên đán 2017, việc gieo trồng lúa nước phải hoàn tất”-ông Tình nhấn mạnh.

 Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.