Ia Tô quyết tâm về đích nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ia Tô là một trong 2 xã của huyện Ia Grai (Gia Lai) đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2020. Do đó, chính quyền và người dân xã này đang nỗ lực triển khai hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt để về đích NTM như kế hoạch đã đề ra.

 Nhà văn hóa xã Ia Tô đang được xây mới. Ảnh: L.N
Nhà văn hóa xã Ia Tô đang được xây mới. Ảnh: L.N



Làng Del có 244 hộ với 940 khẩu (100% là người Jrai). Hiện nay, làng còn 15 hộ nghèo và 13 hộ cận nghèo. Với lợi thế về cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi, nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế từ các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều và các loại cây ăn quả khác nên làng Del được xã Ia Tô chọn làm điểm trong việc xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số. Nhằm hoàn thiện tiêu chí giao thông, làng đã vận động người dân đóng góp mỗi hộ 350 ngàn đồng để làm 900 m đường nông thôn. Ngoài ra, từ nguồn kinh phí hỗ trợ 30 triệu đồng của UBND xã, làng đầu tư mua sắm trang-thiết bị, bàn ghế, bộ âm thanh, dụng cụ thể thao và xây dựng các công trình phụ trợ như: khu vệ sinh, sân bê tông, cổng, hàng rào nhà văn hóa. Ông Siu Klih cho hay: “Trước đây, con đường vừa nhỏ vừa bị sình lầy vào mùa mưa. Khi được xã phát động hiến đất để làm đường, chúng tôi hoàn toàn nhất trí và tự nguyện tháo rời hàng rào của mỗi hộ dân hiến thêm mỗi bên hơn 2 m. Giờ đây, con đường được cứng hóa giúp bà con đi lại thuận tiện”.



Ông Puih Glang-Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Del-cho biết: “Đến nay, phần lớn nhà ở của người dân được chỉnh trang, có cổng, hàng rào. Bà con tích cực cải tạo vườn tạp, trồng cây xanh, thu gom rác thải để tạo cảnh quan môi trường nơi ở sạch đẹp. Tuy nhiên, đời sống của người dân vẫn còn khó khăn, thu nhập bình quân đầu người hiện mới đạt 25 triệu đồng/năm”.

Ông Rơ Mah Klin-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Tô chỉ con đường đang được giải tỏa và thi cong ở làng Del. Ảnh: Lê Nam
Ông Rơ Mah Klin-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Tô chỉ con đường đang được giải tỏa và thi công ở làng Del. Ảnh: Lê Nam



Hiện nay, xã Ia Tô đã đạt 14/19 tiêu chí NTM, 5 tiêu chí chưa đạt gồm: giao thông, nhà ở dân cư, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. Theo ông Đặng Tiến Sỹ-Chủ tịch UBND xã: Xác định nhiệm vụ đến cuối năm hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM là khá nặng nề nên ngay từ đầu năm, Đảng ủy và UBND xã đã phân công đảng viên, các ban ngành, đoàn thể chịu trách nhiệm phụ trách công tác xây dựng NTM trên địa bàn từng thôn, làng. Bên cạnh đó, xã tổ chức quán triệt và phổ biến nội dung công việc trong xây dựng NTM đến toàn thể cán bộ và nhân dân thông qua các buổi sinh hoạt thôn, làng... để huy động cả hệ thống chính trị chung tay thực hiện; tuyên truyền, vận động đến từng hộ để người dân hiểu và tham gia với vai trò là chủ thể trong xây dựng NTM.

Để giúp người dân phát triển kinh tế, xã Ia Tô thành lập Nông hội cây ăn quả thôn 7 với 34 thành viên và thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô với 102 thành viên. Đây là những mô hình góp phần định hướng, nâng cao kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, tạo hướng đi mới và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm cây ăn quả của người dân. Ngoài ra, thông qua nguồn vốn Chương trình 135, xã đã cấp 450 cây giống chôm chôm, mít; 5 con bò sinh sản cho các hộ nghèo tại làng Nang và làng Te. Hội Nông dân xã đã giải ngân 440 triệu đồng cho 11 hộ vay để phát triển kinh tế. Nhờ đó, đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 35,2 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,22%.

Một góc xã Ia Tô. Ảnh: Lê Nam
Một góc xã Ia Tô. Ảnh: Lê Nam



Trao đổi với P.V, Chủ tịch UBND xã Ia Tô cho biết thêm: Trước mắt, xã tập trung hoàn thiện và giữ vững những tiêu chí đã đạt. Còn đối với những tiêu chí chưa đạt, xã tiếp tục bố trí nguồn vốn kết hợp với sự đóng góp tiền, ngày công của nhân dân để sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường liên thôn, nội thôn. Xã đang triển khai xây dựng nhà văn hóa và hỗ trợ 210 triệu đồng cho 7 làng mua sắm trang-thiết bị, sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng để đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa. Với tiêu chí nhà ở dân cư, toàn xã còn 35 nhà tạm bợ, trong đó đã có kế hoạch hỗ trợ 9 hộ sửa chữa để đạt chuẩn. Số nhà tạm còn lại, xã vận động người dân tự sửa chữa, nếu quá khó khăn thì địa phương sẽ huy động các hội, đoàn thể hỗ trợ ngày công.

Đồng thời, xã thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh cam kết bảo vệ môi trường; vận động người dân xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp, thu gom rác thải, làm chuồng trại nuôi nhốt gia súc xa nhà ở để bảo vệ môi trường. Đối với những cán bộ chưa đạt chuẩn chuyên môn, xã đã tạo điều kiện cho đi học các lớp theo đúng quy định... “Bằng sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, chúng tôi quyết tâm đến cuối năm sẽ về đích NTM”-ông Sỹ nhấn mạnh.

 

 LÊ NAM

 

Có thể bạn quan tâm

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.