Ia Phang: Điểm sáng phát triển kinh tế-xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Phang (huyện Chư Pưh, Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện và nâng lên.
Ia Phang cách trung tâm huyện về phía Nam khoảng 6 km. Xã có diện tích tự nhiên hơn 12.660 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp gần 4.437 ha, đất lâm nghiệp hơn 7.684  ha, đất phi nông nghiệp hơn 255 ha, đất chưa sử dụng gần 290 ha. Xã có tuyến quốc lộ 14 đi qua nên thuận lợi trong giao thương, buôn bán, vận chuyển hàng hóa, nông sản. Đồng thời, xã có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển các loại cây trồng dài ngày có giá trị kinh tế cao như: hồ tiêu, cà phê, cao su, cây dược liệu và các loại cây ăn quả.
 Người dân xã Ia Phang thu hoạch lúa. Ảnh: Q.T
Người dân xã Ia Phang thu hoạch lúa. Ảnh: Q.T
Theo ông Trần Hoàng-Chủ tịch UBND xã, trước năm 2011, Ia Phang có xuất phát điểm thấp, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người thời điểm đó chỉ đạt khoảng 17 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 37% dân số toàn xã… Nhưng với tinh thần triển khai thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gắn với kinh tế hợp tác. Đặc biệt, xã đã triển khai xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả; hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất; hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi cho hộ nghèo trên địa bàn. Qua đó, từng bước hình thành và ổn định diện tích cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như: hồ tiêu 574 ha, cà phê 202 ha, cao su 243 ha, cây ăn quả 56 ha, lúa nước 135 ha, bắp 582 ha... góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.
Điển hình, từ nguồn vốn xây dựng chuỗi liên kết hơn 700 triệu đồng của huyện, xã Ia Phang đã phối hợp với Hợp tác xã Dịch vụ-Sản xuất-Kinh doanh Nông lâm nghiệp Long Hưng xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong 3 năm (2018-2020). Theo đó, vụ mùa 2018, Hợp tác xã Long Hưng đã liên kết với 120 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã triển khai mô hình cánh đồng lúa lớn một giống có diện tích 100 ha tại 2 cánh đồng Ia Yô và Ia Sái. Bên cạnh việc cho người dân mượn giống lúa mới, chất lượng cao để sản xuất, bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã đã tổ chức hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa nước theo hướng VietGAP cho bà con để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Kết quả thu được rất khả quan, năng suất lúa đạt 6-6,5 tấn/ha, tăng 6-7 tạ/ha so với trước đây. Ông Ksor Brêt (làng Briêng) phấn khởi: “Trước đây, người dân mạnh ai nấy làm, mỗi người một giống lúa, không xuống giống gieo sạ cùng thời điểm nên sâu bệnh hại nhiều dẫn đến năng suất giảm, chất lượng lúa không cao, thường bị thương lái ép giá. Sau khi tham gia mô hình, 7 sào lúa của gia đình mình thu gần 5 tấn, cao hơn nhiều so với vụ trước. Với giá thu mua 5.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư, mình lãi khoảng 15 triệu đồng”.
Bên cạnh đó, xã cũng đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cây nghệ trên địa bàn với hơn 25 ha nhằm xây dựng sản phẩm OCOP của xã; vận động người dân chuyển đổi 48 ha hồ tiêu chết sang trồng cây ăn quả. Nhờ đó, Ia Phang được đánh giá là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và bền vững nhất của huyện Chư Pưh trong 10 năm qua. Đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 5,4%, giảm 31,6% so với  năm 2011; thu nhập bình quân đầu người tăng hiện đạt trên 38,4 triệu đồng/năm. Quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm…
“Tuy nhiên, vài năm gần đây, giá cả các mặt hàng nông sản xuống thấp cùng với dịch bệnh trên cây hồ tiêu, dịch tả heo châu Phi gây không ít thách thức cho địa phương. Song với ý chí và quyết tâm cao, Đảng bộ và nhân dân xã Ia Phang tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy lợi thế sẵn có nhằm gặt hái thêm nhiều kết quả quan trọng trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là doanh nghiệp có đầu tư sản xuất, chế biến nông sản”-Chủ tịch UBND xã Ia Phang cho biết.
 QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.