Ia Pết nỗ lực giảm nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Là xã vùng II của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), Ia Pết có 1.869 hộ với hơn 8.000 khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 86%, chủ yếu là người Jrai và Bahnar. Những năm qua, cùng với đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăn nuôi, Đảng ủy, chính quyền xã Ia Pết chú trọng công tác giảm nghèo, chăm lo an sinh xã hội.
Ông Lê Anh Hùng-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ia Pết-cho biết: Tập trung cho công tác giảm nghèo, Đảng ủy xã đã ban hành kế hoạch triển khai theo tinh thần Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy và kế hoạch chỉ đạo của Huyện ủy, Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ xã. Cùng với đó, Đảng ủy xã chỉ đạo UBND xã tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo, kịp thời thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Trong khi đó, MTTQ và các đoàn thể vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”, các chương trình liên quan, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
Còn ông Lữ Quốc Tuấn-Chủ tịch UBND xã-cho hay: “Thời gian qua, UBND xã hỗ trợ các mặt hàng và cấp 124 con bò giống, 28,5 tấn phân bón theo Chương trình 135, cùng nhiều chương trình hỗ trợ khác, giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển sản xuất. Phối hợp mở lớp nghề xây dựng tại làng Brong Goai cho 30 học viên và đã chủ động liên hệ với doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn giải quyết việc làm ổn định cho các lao động”.
Hạ tầng giao thông nông thôn ở xã Ia Pết (huyện Đak Đoa) được quan tâm đầu tư. Ảnh: T.N
Hạ tầng giao thông nông thôn ở xã Ia Pết (huyện Đak Đoa) được quan tâm đầu tư. Ảnh: Thanh Nhật
Bên cạnh đó, UBND xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cấp giống bắp nếp lai cho 6 hộ đăng ký chuyển đổi trên diện tích 1 ha thường xuyên bị khô hạn tại thôn Ođeh. Giống mới phát triển tốt, lợi nhuận bình quân khoảng 4,5 triệu đồng/sào. Ngoài ra, xã còn phối hợp với đơn vị liên quan triển khai chương trình cánh đồng lúa một giống trên địa bàn 5 làng gồm: Biabre, Ngơm Thung, Alphun, Breng, Alroh. Đến nay, người dân đã canh tác gần 95 ha.
Các ban ngành, đoàn thể của xã phối hợp giúp hộ nghèo và cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội với dư nợ 30 tỷ đồng để đầu tư sản xuất. Bà Trương Thị Thanh Hòa-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã-cho hay: “Cùng với triển khai Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025, Hội tiếp tục quản lý và duy trì tốt nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Chú trọng vận động hộ hội viên dân tộc thiểu số (DTTS) thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chi tiêu phù hợp và tiết kiệm để có vốn tích lũy đầu tư sản xuất. Mặt khác, Hội còn xây dựng mối quan hệ mật thiết với một số nhà hảo tâm tạo thêm nguồn lực giúp đỡ hội viên khó khăn sản xuất. Năm 2020 và 2021, Hội phối hợp trao tặng 10 con heo giống và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ”.
Bà Hoa (làng Alroh) bộc bạch: “Nhà mình đông con, không có đất sản xuất, không có công việc ổn định. Được Nhà nước hỗ trợ bò giống vào năm 2018, gia đình chịu khó học tập áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, nhờ vậy đàn bò phát triển được 6 con. Nhà mình bán bò và đầu tư mua 3,5 sào cà phê, 2 sào lúa nước để sản xuất, ổn định đời sống”.
Quan tâm cải thiện nhà ở cho gia đình có công và hộ DTTS nghèo, xã đã triển khai xây dựng hàng chục căn nhà từ nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” cấp trên điều phối và nguồn địa phương vận động, xã đã xây dựng 10 căn nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo. Riêng năm 2021, từ nguồn hỗ trợ của doanh nghiệp, nhà hảo tâm, người dân hỗ trợ công lao động, xã đã xây dựng được 7 căn nhà (khoảng 70 triệu đồng/nhà).
Xã Ia Pết bàn giao nhà ở cho hộ bà H’Loan ở làng Alroh. Ảnh: Thanh Nhật
Bàn giao nhà "Đại đoàn kết" cho gia đình bà H’Loan ở làng Alroh (xã Ia Pết). Ảnh: Thanh Nhật
Cũng với nỗ lực giảm nghèo, hàng năm, con em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đang đi học đều được miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập. Xã đã cấp 1.471 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và cận nghèo. Mỗi năm có trên 700 lượt người nghèo, cận nghèo được khám-chữa bệnh miễn phí tại các tuyến y tế giúp giảm gánh nặng chi phí, có điều kiện thoát nghèo và hạn chế tái nghèo. Thực hiện đồng bộ các chính sách và nguồn lực huy động, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm bình quân mỗi năm 6%. Hiện toàn xã còn 311 hộ nghèo (chiếm 16,63%) và 163 hộ cận nghèo (chiếm 6,72%).
Theo Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Lê Anh Hùng, Đảng ủy xã tiếp tục quan tâm chỉ đạo phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác giảm nghèo, nhất là khu vực đồng bào DTTS. Cùng với đó, vận động các hộ DTTS giữ đất để sản xuất, không sang nhượng và cho thuê trái phép. Thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho bà con.
THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.