Ia Pa đưa giống bắp chất lượng cao vào sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) quan tâm hướng dẫn người dân đưa các giống bắp mới có khả năng kháng bệnh, cho năng suất cao vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập.

Gia đình ông Rmah Múi (buôn Plei Toan, xã Ia Kdăm) có 1 ha đất trồng bắp. Trước đây, ông trồng bắp lấy hạt và sử dụng giống cũ nên thường bị sâu keo mùa thu gây hại dẫn đến năng suất thấp. Hơn 3 năm nay, được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, ông chuyển sang trồng bắp sinh khối giống DK9955.

“Giống bắp lai này ít bị sâu bệnh, nhất là kháng được sâu keo mùa thu. Với năng suất trên 50 tấn/ha/vụ, bán với giá 1.000-1.100 đồng/kg, gia đình thu hơn 50 triệu đồng/ha/vụ. Sau khi trừ chi phí đầu tư khoảng gần 20 triệu đồng, gia đình lãi hơn 30 triệu đồng/ha/vụ”-ông Múi phấn khởi nói.

Tương tự, ông Rmah Yư-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Ia Kdăm-thông tin: Gia đình ông có 5 sào đất. Mỗi năm, ông trồng 2 vụ bắp sinh khối, thời gian còn lại trồng cây thuốc lá. Nhờ đưa giống bắp lai DK9955 vào canh tác nên ít bị sâu bệnh.

Vụ Đông Xuân 2023-2024, ruộng bắp của gia đình ông cho sản lượng trên 26 tấn. Vụ mùa, sản lượng trên 20 tấn. Với giá bán 1.100 đồng/kg, mỗi vụ, gia đình ông thu 22-28 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình còn lãi 12-18 triệu đồng.

“Không chỉ gia đình tôi, các hộ trồng bắp trong xã cũng sử dụng giống bắp mới nên năng suất đạt cao hơn. Bên cạnh đó, HTX cũng liên kết thu mua với giá ổn định nên người dân lãi đáng kể”-ông Yư nói.

nguoi-dan-xa-ia-trok-cai-thien-duoc-nang-suat-bap-nho-ap-dung-cac-giong-moi.jpg
Người dân xã Ia Trốk đưa các giống bắp mới vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập. Ảnh: H.T

Xã Ia Kdăm có hơn 140 ha bắp sinh khối và 40 ha bắp lấy hạt. Những năm gần đây, được sự hướng dẫn của ngành chức năng và HTX Nông nghiệp Ia Kdăm, người dân đã chuyển sang sử dụng các giống bắp mới có năng suất cao, khả năng kháng sâu bệnh và chịu hạn tốt như: CP888, CP333, Bioseed 9698, NK7328Bt/GT…

Phó Chủ tịch UBND xã Ksor Miên khẳng định: “Khi sử dụng các giống mới này, tình trạng sâu keo mùa thu gây hại giảm khoảng 90%. Trung bình mỗi héc ta cho năng suất 45-50 tấn. Với giá bán 900-1.100 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người dân lãi 35-40 triệu đồng/ha đối với các hộ không phải thuê nhân công và lãi gần 30 triệu đồng đối với các hộ phải thuê nhân công”.

Tại xã Ia Trốk, bà con nông dân cũng nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ sử dụng các giống bắp mới và tích cực áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Ông Hoàng Văn Nam-Công chức Nông nghiệp xã-thông tin: Toàn xã có 345 ha bắp lấy hạt và 70 ha bắp sinh khối. Những năm gần đây, người dân chủ yếu trồng các giống bắp như: Bioseed 9698, CP888, CP333, LVN10…

Qua theo dõi, các giống này ít sâu bệnh. Với bắp lấy hạt, năng suất đạt khoảng 7,5 tấn/ha/vụ, bán với giá trung bình 5.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, người dân lãi khoảng 17,5 triệu đồng/ha/vụ. Riêng đối với bắp sinh khối, năng suất trung bình đạt 50 tấn/ha, trừ chi phí, lợi nhuận trung bình đạt 10-20 triệu đồng/ha/vụ.

doanh-nghiep-den-tan-ruong-thu-mua-nong-dan-ia-pa-on-dinh-duoc-dau-ra-cho-san-pham-bap-sinh-khoi.jpg
Doanh nghiệp đến tận ruộng thu mua giúp nông dân Ia Pa ổn định được đầu ra cho sản phẩm bắp sinh khối. Ảnh: H.T

Theo thống kê, huyện Ia Pa có hơn 2.000 ha đất trồng bắp. Năm 2024, tổng diện tích bắp đạt trên 3.600 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Ia Broắi, Ia Kdăm và Ia Trốk.

Ông Trần Minh Phương-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-thông tin: Cây bắp mang lại thu nhập tương đối ổn định cho người dân. Với thời gian canh tác ngắn, chi phí đầu tư thấp, người dân lãi khoảng 20-25 triệu đồng/ha/vụ. Đặc biệt, bắp sinh khối có giá dao động 750-1.200 đồng/kg, lợi nhuận thu được khoảng 30 triệu đồng/ha/vụ.

“Theo Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 4-10-2024 của UBND huyện Ia Pa về triển khai thực hiện chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 27-5-2024 của UBND huyện về kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2025, huyện duy trì ổn định khoảng 2.020 ha bắp, năng suất dự kiến 4,98 tấn/ha, sản lượng 10.059 tấn.

Do đó, huyện khuyến khích người dân trồng bắp sinh khối làm thức ăn chăn nuôi, bắp thực phẩm phục vụ thị trường ăn tươi và chế biến. Huyện cũng khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi liên kết với nông dân/tổ hợp tác/hợp tác xã/cá nhân thu mua bắp tươi cho bà con nông dân kết hợp đầu tư hệ thống sấy, làm dịch vụ sấy bắp cho nông dân tại các vùng sản xuất tập trung để đảm bảo chất lượng sản phẩm, qua đó, ổn định thu nhập cho người trồng bắp trên địa bàn”-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.

Ông Rah Lan Đang chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: L.N

Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ rừng

(GLO)- Mô hình thí điểm “Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” tại buôn Ama Giai (xã Đất Bằng) do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai bước đầu phát huy hiệu quả.

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

(GLO)- Sáng 20-12, tại Tiểu khu 392 thuộc Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), Chi cục Kiểm lâm Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện và các chủ rừng diễn tập chữa cháy rừng năm 2024.

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.