Ia Pa: Chú trọng xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) luôn quan tâm đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học. Đến nay, toàn huyện đã có 11 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 39,29%.
Trường Tiểu học Lê Văn Tám vinh dự đón bằng công nhận trường chuẩn quốc gia ngay khi kết thúc học kỳ 1 năm học 2023-2024. Ảnh: Vũ Chi

Trường Tiểu học Lê Văn Tám vinh dự đón bằng công nhận trường chuẩn quốc gia ngay khi kết thúc học kỳ 1 năm học 2023-2024. Ảnh: Vũ Chi

Xác định xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hàng năm, căn cứ vào các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) huyện đã hướng dẫn các trường rà soát điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị như khuôn viên, sân chơi, bãi tập, phòng chức năng…để có kế hoạch đầu tư, xây dựng; trong đó ưu tiên nguồn lực xã hội hóa, kêu gọi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, Phòng tích cực tổ chức bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; khuyến khích các trường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy-học lấy học sinh làm trung tâm, từ đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Nằm ở địa bàn xã đặc biệt khó khăn với hơn 58% học sinh dân tộc thiểu số, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Pờ Tó) vinh dự đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 ngay sau khi kết thúc học kỳ 1 năm học 2023-2024. Đây là niềm tự hào của thầy và trò nhà trường và là động lực để tập thể đơn vị tiếp tục phấn đấu duy trì và nâng cao hơn nữa các tiêu chí đã đạt được; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Thầy Nguyễn Ngọc Dũng-Hiệu trưởng nhà trường cho biết, từ năm 2020, trường đã có kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Trên cơ sở đó, trường tập trung rà soát và đề xuất các nội dụng cần thực hiện, báo cáo với lãnh đạo Phòng GD và ĐT và UBND huyện, xây dựng lộ trình thực hiện từng nội dung trong từng năm cụ thể và củng cố hồ sơ minh chứng theo 5 tiêu chuẩn quy định đối với trường chuẩn quốc gia.

Với 17 lớp, 451 học sinh, đến nay, cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng khang trang, đảm bảo mỗi lớp có 1 phòng học riêng và 6 phòng bộ môn với đầy đủ trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu dạy-học. Hiện tại, tất cả 21 giáo viên của trường đều đạt trình độ Đại học sư phạm, có tay nghề vững vàng, có trách nhiệm cao trong công tác, tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng động, sáng tạo trong công tác, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên qua các năm.

Đề cập đến kế hoạch sau khi đạt chuẩn quốc gia, thầy Dũng chia sẻ: "Để tiếp tục giữ vững và nâng cao các tiêu chí trường chuẩn quốc gia, thời gian tới, trường sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể chính trị-xã hội địa phương, Hội cha mẹ học sinh để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Phấn đấu 5 năm tới, trường duy trì kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và có trên 70% các tiêu chí đạt mức độ 3".

Cơ sở vật chất đầy đủ, trường lớp khang trang giúp các trường học ở huyện Ia Pa nâng cao chất lượng dạy-học. Ảnh: Vũ Chi

Cơ sở vật chất đầy đủ, trường lớp khang trang giúp các trường học ở huyện Ia Pa nâng cao chất lượng dạy-học. Ảnh: Vũ Chi

Với mục tiêu phấn đấu trường chuẩn quốc gia trong nhiệm kỳ tiếp theo, Trường Tiểu học và THCS Phạm Hồng Thái (xã Ia Tul) không ngừng nỗ lực hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Cô Nguyễn Thị Mận-Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Với hơn 500 học sinh, trong đó chủ yếu là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, ngay từ đầu năm học, nhà trường tập trung làm tốt công tác khảo sát chất lượng, từ đó giao chỉ tiêu số lượng, chất lượng tới từng giáo viên; phối hợp với các tổ chức Công đoàn, Đoàn, Đội thực hiện tốt các chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như đảm bảo dạy học theo đối tượng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh; có biện pháp giúp đỡ những học sinh chưa hoàn thành các môn học thông qua việc phụ đạo ngoài giờ lên lớp, đảm bảo 100% học sinh hoàn thành chương trình giáo dục.

“Đầu năm học 2023-2024, trường được đầu tư xây dựng 250 m hàng rào, sửa chữa 2 phòng học, xây dựng thư viện xanh với tổng kinh phí hơn 1,1 tỷ đồng; trong đó thư viện xanh được xây dựng trên diện tích 106 m2 với kinh phí 150 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa giúp các em học sinh, đặc biệt là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số trau dồi thêm vốn tiếng Việt cũng như lan tỏa văn hóa đọc trong nhà trường. Chúng tôi tin rằng, với cơ sở vật chất khang trang, đảm bảo công tác dạy-học thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên”-Cô Mận thông tin thêm.

Năm học 2023-2024, huyện Ia Pa có 28 trường học với 376 lớp và 12.362 học sinh. Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đến thời điểm hiện tại là 11 trường, đạt 39,29%; trong đó, bậc Mầm non 3 trường, chiếm 33,3%, tiểu học 5 trường, chiếm 38,4% và THCS 3 trường, chiếm 50%. Thầy Trần Danh Luận-Trưởng phòng GD và ĐT huyện thông tin: Nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia, năm học này, UBND huyện đã bố trí kinh phí gần 2 tỷ đồng đầu tư máy tính trang bị cho phòng tin học tại 3 trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Kim Tân); Tiểu học Võ Thị Sáu và THCS Phan Đình Phùng (xã Chư Răng); mua sắm 60 ti vi 55 inch cho các trường dạy trực quan…Bên cạnh đó, nhiều trường đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa xây dựng khuôn viên, cảnh quan trường lớp xanh-sạch-đẹp. Mục tiêu của ngành giáo dục huyện vào năm 2025 sẽ có 50% trường học đạt chuẩn quốc gia và 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Đây là điều kiện để phát triển toàn diện ngành giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non với nhiều điểm mới. Theo dự thảo, chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm chuẩn của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT.

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Thay thi bằng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên với những quy định mới; hướng dẫn phương pháp tính giá dịch vụ GD-ĐT là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12 năm nay.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.