Ia Kring: Vóc dáng tuổi hai mươi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Một thời là vùng ven của TP. Pleiku với nhiều khó khăn nhưng sau 20 năm “ra riêng”, phường Ia Kring đã “thay da đổi thịt” mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực.
Nhiều đổi thay
Những người dân sống lâu năm tại phường Ia Kring đều cho rằng nơi này đã đổi thay rất nhiều so với 20 năm trước. Bà Nguyễn Thị Tâm-Bí thư chi bộ tổ dân phố 3, người đến lập nghiệp tại đây từ năm 1979-nhận xét: “Nếu không phải là người sống lâu năm ở đây thì khó có thể hình dung hình ảnh của phường Ia Kring cách đây 20 năm. Vùng đất này ngày càng thay đổi, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được nâng lên”.
Bà Tâm nhớ lại: Phường Ia Kring tách ra từ phường Diên Hồng theo Nghị định số 70/1999/NĐ-CP ngày 11-8-1999 của Chính phủ. Vùng đất này khi ấy toàn là dân tứ xứ đến lập nghiệp, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nên rất khó khăn. Sau khi phường Ia Kring được thành lập, đời sống của người dân bắt đầu biến chuyển tích cực. Được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm, bộ mặt của phường ngày càng khởi sắc. Trường, trạm được xây dựng giúp sự nghiệp giáo dục phát triển, sức khỏe của nhân dân từng bước được đảm bảo. Đường sá được mở rộng, điện được kéo đến từng nhà, cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản, mở ra cho nhân dân nhiều hướng đi trong phát triển kinh tế. 
 Đoạn đường Hoàng Văn Thụ nằm trên địa bàn phường Ia Kring, TP. Pleiku. Ảnh: Đức thụy
Đoạn đường Hoàng Văn Thụ nằm trên địa bàn phường Ia Kring, TP. Pleiku. Ảnh: Đức Thụy
Ông Tô Văn Cụt-Bí thư Đảng ủy phường Ia Kring-đánh giá: Trải qua 20 năm, kinh tế của phường Ia Kring ở mức ổn định, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng. Các lĩnh vực văn hóa, thông tin, giáo dục, y tế, lao động, việc làm tiếp tục có bước phát triển. Bên cạnh đó, phường cũng quan tâm chăm lo các gia đình chính sách, người có công, đối tượng yếu thế... Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được triển khai đồng bộ; nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương được thực hiện tốt. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội có nhiều cố gắng đổi mới về nội dung, hình thức; hoạt động phong trào ngày càng sát với mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Nói về sự thay đổi của Ia Kring so với khi mới “ra riêng”, không thể không nhắc đến những con số ấn tượng như: thu ngân sách của phường từ 1,284 tỷ đồng đã tăng lên 6,258 tỷ đồng (năm 2018); tỷ lệ hộ nghèo 4,5% giảm còn 0,83% (năm 2019); từ 486 hộ đạt gia đình văn hóa (chiếm 33,7%) tăng lên 2.946 hộ, chiếm 95,4% (năm 2018); 6/10 tổ dân phố tăng lên 8/10 tổ đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa, chiếm 80% (năm 2018)…
Xứng đáng là phường trung tâm
Trong ký ức của người dân, khi mới thành lập, các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường Ia Kring chủ yếu là đường đất. Vậy nhưng giờ đây, đi dọc trên các tuyến đường Hoàng Văn Thụ, Wừu, Võ Thị Sáu, Nguyễn Đường, Thống Nhất, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thái Bình, Lê Thánh Tôn, Quyết Tiến, Đồng Tiến... mới thấy được hết sự đổi thay của hệ thống giao thông. Không chỉ được nhựa hóa phục vụ đi lại thuận lợi, các tuyến đường với vỉa hè xây dựng bài bản, hiện đại, khang trang, sạch đẹp cùng 2 hàng cây xanh mát, hệ thống điện đường đầy đủ đã đem lại diện mạo mới cho mỹ quan của phường nói riêng và TP. Pleiku nói chung. Nhà cửa, trường học, các cơ sở kinh doanh, hàng quán mọc lên san sát, nhiều thiết chế văn hóa được xây dựng khiến nhịp sống của nhân dân ngày càng sôi động. 
Bí thư Đảng ủy phường Ia Kring cho hay: “Công tác chỉnh trang đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng được chúng tôi xác định là nhiệm vụ quan trọng. 20 năm qua, phường đã vận động nhân dân đóng góp kinh phí để cùng với Nhà nước nhựa hóa, bê tông hóa với diện tích trên 5.000 m2, tổng kinh phí là 4,5 tỷ đồng. Năm 2000, phường còn 90% đường giao thông là đường đất thì đến nay toàn phường đã có 95% đường nhựa và bê tông, 90% các trục đường được mắc điện chiếu sáng”.
Công tác xây dựng Đảng thường xuyên được phường quan tâm. Việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các giai đoạn được thực hiện đúng quy định. Công tác phát triển đảng viên mới được chú trọng. Toàn phường hiện có 547 đảng viên, chất lượng sinh hoạt chi bộ ngày càng được nâng lên; hàng năm có trên 80% đảng viên, 100% chi bộ được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm; hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện theo đúng quy định.
Nói về định hướng trong thời gian tới, ông Tô Văn Cụt chia sẻ: Phường sẽ tiếp tục giữ vững những kết quả đã đạt được, đồng thời phát triển theo định hướng “Thương mại-dịch vụ-tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp”; 100% trẻ em đến trường đúng độ tuổi, giữ vững mục tiêu phường đạt chuẩn phổ cập mầm non, tiểu học và THCS. Hàng năm có 100% chi bộ được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, kết nạp đảng viên mới trong nhiệm kỳ đạt 100% kế hoạch. Cán bộ, công chức có trình độ cao cấp, trung cấp lý luận chính trị, trình độ chuyên môn từ đại học trở lên đạt 100%...
Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.