Ia Grai ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ người dân phát triển sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ia Grai (tỉnh Gia Lai) là 1 trong 5 địa phương của tỉnh có dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 500 tỷ đồng. Hiện nay, người dân trong huyện đang có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, nhất là những hộ không thuộc diện hộ nghèo, hộ có mức sống trung bình ở khu vực nông thôn.

Trong 11 tháng năm 2023, xã Ia Bă có 362 hộ được vay vốn ưu đãi với tổng số tiền gần 13 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, tổng dư nợ tín dụng chính sách toàn xã đạt 37,3 tỷ đồng với 859 hộ dư nợ (tăng 4,7 tỷ đồng so với đầu năm). Anh Rơ Chăm Ong (làng Ngai Yố) cho biết: “Năm ngoái, tôi được tạo điều kiện vay 40 triệu đồng làm nhà ở. Năm nay, tôi vay thêm 50 triệu đồng để chăn nuôi bò. Bây giờ, vợ chồng tôi cố gắng làm ăn để phát triển kinh tế gia đình”.

Còn tại xã Ia Grăng, tổng dư nợ tín dụng đạt 20,5 tỷ đồng với 495 hộ dư nợ (tăng 897 triệu đồng so với đầu năm). Toàn xã có 1.015 hộ, trong đó 738 hộ là người dân tộc thiểu số. Theo thống kê, gần một nửa số hộ dân trong xã được vay vốn tín dụng để phát triển kinh tế. Anh Rơmah Biên (làng Ô Rê 1) cho hay: “Tôi được ngân hàng tạo điều kiện cho vay 40 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm. Tôi dùng số tiền này đầu tư canh tác 1 ha cà phê, nuôi 6 con bò và trồng điều để phát triển kinh tế gia đình”.

Hiện nay, nhu cầu vay vốn của người dân không thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở xã Ia Grăng rất lớn. Tuy nhiên, nguồn vốn còn hạn chế nên tỷ lệ tăng trưởng dư nợ đạt thấp. Bà Đoàn Thị Vân-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Grăng-chia sẻ: “Hội Nông dân xã đang quản lý 5 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ 5,6 tỷ đồng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, chúng tôi mong các cấp có thẩm quyền mở rộng đối tượng vay vốn, bổ sung cho vay sản xuất đối với hộ có mức sống trung bình, tăng nguồn vốn giải quyết việc làm nhằm tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”.

Ông Hoàng Minh Tế (bìa phải)-Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam kiểm tra tình hình thực tế tại hộ vay ở huyện Ia Grai. Ảnh: S.C

Ông Hoàng Minh Tế (bìa phải)-Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam kiểm tra tình hình thực tế tại hộ vay ở huyện Ia Grai. Ảnh: S.C

Ia Grai là 1 trong 5 địa phương của tỉnh có quy mô dư nợ tín dụng chính sách đang tiến gần mức 500 tỷ đồng. Điều này cho thấy nhu cầu vốn lẫn khả năng hấp thu vốn của địa phương rất tốt, tạo dư địa lẫn động lực cần thiết để tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch. Trong 11 tháng năm 2023, doanh số cho vay toàn huyện đạt gần 120 tỷ đồng với 2.824 lượt hộ vay; doanh số thu nợ đạt hơn 72 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng toàn huyện hiện đạt hơn 478 tỷ đồng với 10.991 hộ dư nợ (tăng 47,3 tỷ đồng so với đầu năm). Nguồn vốn tín dụng tập trung chủ yếu vào các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm...

Bà Trần Thị Hồng Nhung-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Ia Grai-phân tích: “Hiện nay, cả 13 xã, thị trấn của huyện đều thuộc vùng I, đối tượng vay vốn là hộ nghèo, hộ cận nghèo đang dần thu hẹp. Trong khi đó, nhu cầu vốn của người dân để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ngày càng tăng tại các xã thuộc khu vực I, xã đạt chuẩn nông thôn mới. Để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân, chúng tôi đã tranh thủ nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Phòng Giao dịch đã giải ngân kịp thời nguồn vốn Trung ương phân bổ, đáp ứng nhu cầu vốn hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh của người dân”.

Ông Hoàng Minh Tế (bên trái) Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam kiểm tra tình hình thực tế tại hộ vay. Ảnh: S.C

Ông Hoàng Minh Tế (bên trái) Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam kiểm tra tình hình thực tế tại hộ vay. Ảnh: S.C

Theo đó, đối với hộ vay không thuộc nhóm đối tượng hộ nghèo, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện tạo điều kiện thuận lợi để người dân vay vốn hỗ trợ tạo việc làm. Trong điều kiện nhu cầu tăng nhưng nguồn vốn có hạn, Phòng Giao dịch đã ưu tiên nguồn vốn ủy thác của huyện năm 2023 là 1,3 tỷ đồng để tập trung cho vay giải quyết việc làm. Kế hoạch năm 2024, Phòng Giao dịch tiếp tục dành nguồn vốn ủy thác của huyện dự kiến là 2,5 tỷ đồng để cho vay nội dung này. Đồng thời, trong tháng 11-2023, Phòng Giao dịch đã giải ngân 10 tỷ đồng cho vay giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP. Lũy kế dư nợ chương trình này đạt 52,3 tỷ đồng với 1.414 người lao động vay vốn. Ngoài ra, người dân có nhu cầu, đủ điều kiện có thể tiếp cận nguồn vốn cho vay học sinh, sinh viên, nước sạch vệ sinh môi trường, nhà ở xã hội...

Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Ia Grai thông tin thêm: “Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, sự quan tâm ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với các hội, đoàn thể đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng, mở rộng cho vay tới mọi tầng lớp nhân dân, nâng dần mức cho vay nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.

Có thể bạn quan tâm

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

(GLO)- Sáng 9-1, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank) Chi nhánh Gia Lai khai trương hoạt động ngân hàng tự động (Smartbank) Đak Đoa tại số 289 Nguyễn Huệ (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa).

Quang cảnh hội nghị.

Pleiku phấn đấu thu ngân sách trên 1.700 tỷ đồng

(GLO)-Chiều 24-12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku Đoàn Hữu Dũng chủ trì hội nghị với các xã, phường triển khai Nghị quyết HĐND thành phố khóa XII, kỳ họp thứ 17 và giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025. Trong đó, thành phố phấn đấu thu ngân sách trên 1.700 tỷ đồng.

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

(GLO)- Tại công văn lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết kéo dài thời gian miễn thuế này đến hết năm 2030, thay vì kết thúc vào ngày 31-12-2025 như quy định hiện hành.