Ia Grai phấn đấu phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển (15/9/1954-15/9/2024), Đảng bộ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã lãnh đạo quân và dân các dân tộc huyện nhà giành được những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cùng những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới.

Đây là tiền đề, động lực để Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc huyện nhà quyết tâm xây dựng địa phương phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc trong thời gian tới.

Sau Hiệp định Genève, đồng bào các dân tộc huyện 4 (nay là huyện Ia Grai) tiếp tục bước vào cuộc đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Sự ra đời của Ban cán sự Đảng huyện 4 (được Tỉnh ủy chỉ định ngày 15-9-1954 gồm 3 đồng chí: Đào Đức Linh, Phạm Đạm, Đinh Non do đồng chí Đào Đức Linh làm Bí thư) đã đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào cách mạng tại địa phương.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ huyện luôn thực hiện phương châm bám dân, bám làng, bám cơ sở để tuyên truyền, vận động, đoàn kết và tập hợp quần chúng, tạo thành sức mạnh đánh bại kẻ thù, đặc biệt là các phong trào chống tố cộng-diệt cộng, chống dồn dân lập ấp, chống cướp đất lập dinh điền... Nhờ vận dụng linh hoạt phương châm đấu tranh “2 chân, 3 mũi giáp công”, Ban cán sự Đảng huyện 4 đã lãnh đạo quần chúng phối hợp với bộ đội và du kích đánh địch đi càn, đấu tranh phá rã hàng loạt ấp chiến lược, giữ vững được vùng làm chủ hợp pháp gồm vùng nông thôn rộng lớn với cư dân chủ yếu là đồng bào dân tộc Jrai ở phía Tây đường 14.

Trên mặt trận đánh địch đã nổi lên những du kích táo bạo, kiên cường như: Rơ Châm Ớt; thiếu niên du kích Puih Glớ bắn rơi 2 máy bay Mỹ, trên máy bay có 2 tướng Mỹ; Puih San (A Sanh)-người lái đò chở bộ đội qua sông Pô Cô... Thành tích của cán bộ, quân và dân các dân tộc huyện Ia Grai đã góp phần “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phát huy truyền thống cách mạng, 10 năm đầu sau giải phóng, Đảng bộ huyện Chư Păh cũ (nay là 2 huyện Ia Grai và Chư Păh) đã lãnh đạo đồng bào các dân tộc trong huyện chung sức, đồng lòng, phấn đấu vượt qua gian khổ hy sinh, nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống. Đồng thời, trấn áp bọn phản động FULRO và các tổ chức, đảng phái phản động khác, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô năm 2023. Ảnh: Phạm Quý

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô năm 2023. Ảnh: Phạm Quý

Trong hơn 10 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ và Nhân dân huyện Chư Păh cũ đã nỗ lực phấn đấu tạo sự phát triển mới. Kinh tế hàng năm có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, cơ chế quản lý kinh tế có chuyển biến theo hướng phù hợp hơn với thực tiễn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.

Ngày 11-11-1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 70/CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập một số xã, thị trấn và huyện Ia Grai thuộc tỉnh Gia Lai. Phần đất trung tâm của huyện Chư Păh cũ nằm ở phía Nam mang tên gọi mới là huyện Ia Grai.

Gần nửa thế kỷ sau giải phóng, gần 30 năm chia tách và thành lập, diện mạo huyện Ia Grai có bước thay đổi căn bản, toàn diện. Từ một nền kinh tế du canh du cư lạc hậu; từ hố bom, bãi mìn, dây thép gai của chiến tranh để lại, kinh tế kiệt quệ, đồng ruộng hoang hóa, nạn đói, đau, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, hơn 90% dân số mù chữ sau giải phóng, đến nay, kinh tế-xã hội của huyện Ia Grai ngày càng phát triển, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.

Năm 2023, tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) đạt 14.422,4 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản chiếm 34,61%, công nghiệp-xây dựng chiếm 35,7%, thương mại-dịch vụ chiếm 29,69%. Công tác chăm sóc sức khỏe và phòng-chống dịch bệnh cho người dân ngày càng tiến bộ. Hoạt động thông tin và truyền thông có nhiều đổi mới.

Huyện chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Các di tích lịch sử như: Chiến thắng Chư Nghé, Bến đò A Sanh được quan tâm đầu tư, bảo tồn, tôn tạo; duy trì tổ chức, mở rộng quy mô Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô...

Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường. An ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, không xảy ra đột xuất, bất ngờ. Huyện thường xuyên quan tâm thực hiện tốt công tác đối ngoại. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được kết quả quan trọng, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.

Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ huyện trong 70 năm xây dựng và phát triển, thời gian tới, các cấp, các ngành, cán bộ và các tầng lớp nhân dân huyện Ia Grai tiếp tục đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Cụ thể, huyện sẽ tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng. Huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ trên tất cả các ngành; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng ngày một đồng bộ, đẩy mạnh thực hiện xây dựng đô thị văn minh, nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, giữ vững ổn định an ninh chính trị, an ninh biên giới và trật tự an toàn xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.

Phụ nữ làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) chăm sóc con đường hoa. Ảnh: Đ.M.P

Có một ngôi làng mang tên Đê Chơ Gang

(GLO)- Làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) được hình thành từ rất lâu đời. Trải qua các giai đoạn lịch sử, làng vẫn giữ nét đẹp truyền thống của văn hóa Bahnar. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, người dân nơi đây vẫn một lòng chung thủy với cách mạng.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Về miền lá đỏ

Về miền lá đỏ

(GLO)- Tôi thường có thói quen tìm đến những cánh rừng bạt ngàn trong cơn gió xuân dịu nhẹ. Mùa xuân, nhiều cung đường rừng ở tuyến Trường Sơn Đông uyển chuyển khoác lên tấm lụa tràn đầy sắc màu, đỏ rực một vùng trời.

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.