Hy hữu: Bệnh nhân có hơn 1.100 viên sỏi túi mật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các bác sĩ vừa phẫu thuật nội soi cho nữ bệnh nhân 64 tuổi, lấy hơn 1.100 viên sỏi túi mật.

Chiều 1.7, tin từ Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật nội soi một ca viêm túi mật mạn tính hy hữu, trong túi mật của bệnh nhân chứa hơn 1.100 viên sỏi túi mật.

Trước đó, nữ bệnh nhân L.T.M (64 tuổi ngụ H.Trà Ôn, Vĩnh Long) nhập viện tại Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ. Qua khám lâm sàng và siêu âm, bệnh nhân được chẩn đoán viêm túi mật mạn tính do nhiều sỏi túi mật và chỉ định phẫu thuật nội soi cắt túi mật.

Hơn 1.100 viên sỏi túi mật được bóc tách ra khỏi túi mật bệnh nhân. Ảnh: Đình Tuyển

Hơn 1.100 viên sỏi túi mật được bóc tách ra khỏi túi mật bệnh nhân. Ảnh: Đình Tuyển

Người nhà cho biết, cách đây khoảng 3 năm, khi đi khám sức khỏe, bệnh nhân được chẩn đoán sỏi túi mật. Tuy nhiên, do bệnh nhân sợ mổ nên để bệnh tình kéo dài, mỗi khi bị đau thì mua thuốc uống cầm chừng. Trong một tháng trở lại đây, tình trạng đau nhiều hơn nên bệnh nhân được đưa đến nhập viện điều trị, phẫu thuật.

Sau phẫu thuật lấy túi mật và xẻ lòng túi mật, các bác sĩ ghi nhận có hơn 1.100 viên sỏi (những viên nhỏ li ti không đếm) hình thành trong túi mật bệnh nhân. Hiện tại, một ngày sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.

TS.BS La Văn Phú, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ, cho biết đây là trường hợp có số lượng sỏi túi mật nhiều nhất từ trước tới nay ghi nhận tại bệnh viện. "Điều may mắn là bệnh nhân đã được ê kíp phẫu thuật kịp thời. Nếu trường hợp này bị viêm túi mật cấp tính, biến chứng hoại tử, thủng túi mật thì cứ hình dung, hơn 1.100 viên sỏi này rơi vào ổ bụng bệnh nhân, lúc đó chỉ có phép màu mới cứu được bệnh nhân", TS.BS La Văn Phú nói.

Một ngày sau ca mổ, bệnh nhân đã dần hồi phục, tiếp xúc tốt. Ảnh: Đình Tuyển

Một ngày sau ca mổ, bệnh nhân đã dần hồi phục, tiếp xúc tốt. Ảnh: Đình Tuyển

TS.BS La Văn Phú khuyến cáo: Sỏi túi mật là bệnh lý khá thường gặp, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm bằng phẫu thuật nội soi thường có kết quả tốt. Ngược lại, nếu để lâu có thể dẫn đến các biến chứng như sỏi di chuyển xuống ống mật chủ. Khi đó điều trị sẽ rất khó hoặc gây ra các biến chứng khác như viêm túi mật hoại tử, viêm tụy cấp, nhiễm trùng huyết, viêm tụy cấp có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy người dân nếu bị sỏi túi mật đã có triệu chứng đau nên đến bệnh viện để được phẫu thuật sớm, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

(GLO)- Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn máu phục vụ cấp cứu và điều trị, ngoài nỗ lực kêu gọi, vận động người dân, các tổ chức, đơn vị… hiến máu tình nguyện thì các y-bác sĩ Gia Lai đã và đang tiên phong trong hiến máu cứu người bệnh.

Gia Lai: 2 lần phẫu thuật giúp bệnh nhân chấn thương sọ não nặng hồi phục kỳ diệu

Gia Lai: 2 lần phẫu thuật giúp bệnh nhân chấn thương sọ não nặng hồi phục kỳ diệu

(GLO)- Hơn 1 tháng trước, anh N.V.T (SN 1997, xã Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai trong tình trạng chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông, đe dọa tử vong. Các bác sĩ đã thực hiện 2 lần phẫu thuật chuyên sâu, giúp bệnh nhân phục hồi kỳ diệu.

null