Huyện Kbang: Cơ giới hóa khâu làm đất trồng mía đạt 100%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kbang luôn chú trọng và đã triển khai có hiệu quả bước đầu chủ trương đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch; từ đó tạo điều kiện cho người dân thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng, vật nuôi, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

 Cơ giới hóa khâu chăm sóc mía ở cánh đồng lớn xã Lơ Ku. Ảnh: Minh Ngân
Cơ giới hóa khâu chăm sóc mía ở cánh đồng lớn xã Lơ Ku. Ảnh: Minh Ngân

Chỉ tính riêng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới trong những năm gần đây, Kbang đã hỗ trợ cho nhân dân 93 máy cày các loại; 561 máy bơm nước; 790 máy cắt cỏ, cắt lúa; 52 máy tách vỏ cà phê; 178 máy tuốt lúa, phụt lúa, xay sát, sạc bắp; 96 máy thái thức ăn gia súc… Nhờ đó mà việc cơ giới hóa trong khâu làm đất đối với cây trồng hàng năm trên địa bàn huyện đạt 65%, khâu chăm sóc 19,3%, thu hoạch 67,3%, sơ chế bảo quản 19,6%; đặc biệt là cây mía, việc cơ giới hóa khâu làm đất 100%, khâu trồng-chăm sóc 55%.

Minh Ngân

Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.