Hội viên nông dân tích cực góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện Kế hoạch số 552 ngày 30-1-2023 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về tổ chức lấy ý kiến người dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh đã góp hơn 200 ý kiến trực tiếp thông qua các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt ở cơ sở và gián tiếp gửi văn bản, thư điện tử, thông qua mạng Zalo, Facebook.

Đa số các ý kiến đều cho rằng: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều điểm mới; sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng; sắp xếp theo từng nhóm vấn đề cần điều chỉnh giúp người đọc dễ hiểu, dễ tiếp thu. Tuy nhiên, để dự thảo Luật sát hợp với tình hình, thực tế thị trường bất động sản và không mâu thuẫn, không chồng chéo với các điều luật khác, cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh đã góp ý sửa đổi, bổ sung thêm một số điều quan trọng.

Khoản 9 Điều 3 nêu: “Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất”. Để quy định trên rõ ràng hơn thì cần đổi cụm từ “từ người này sang người khác” bằng cụm từ “từ chủ thể có quyền sử dụng đất này sang chủ thể khác”.

Từ Điều 77 đến Điều 88, Chương VI phải quy định công khai, chi tiết, minh bạch quá trình thu hồi đất, trưng dụng từng vị trí lô đất, từng khu đất, từng vùng đất, từng địa phương. Điều 78 về thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là cần thiết, đúng với thực tế nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước nhưng dẫn đến tình trạng các loại đất bị thu hẹp dần khiến nhiều lao động ở nông thôn không có tư liệu sản xuất, việc làm, dễ phát sinh bất ổn. Bởi vậy, bà con nông dân đề nghị cần quy định định lượng rõ ràng, hạn chế đến mức thấp nhất việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa ở nông thôn.

Khoản 2 Điều 89 về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định: “Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. Khoản này đại biểu đề nghị bỏ cụm từ “đảm bảo thu nhập” và quy định cụ thể “điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. Vì việc đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ không định lượng rõ ràng nên không có cơ sở để người dân đồng thuận, thống nhất thực hiện.

Các đại biểu, hội viên nông dân tham gia hội nghị trực tuyến lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại điểm cầu Hội Nông dân tỉnh. Ảnh: Hoàng Cư

Các đại biểu, hội viên nông dân tham gia hội nghị trực tuyến lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại điểm cầu Hội Nông dân tỉnh. Ảnh: Hoàng Cư

Khoản 4 Điều 143 nêu: Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào giấy chứng nhận, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Khoản này, cán bộ, hội viên đề nghị bổ sung cụm từ “trong thời kỳ hôn nhân” vào sau cụm từ “tài sản chung của vợ và chồng” để làm rõ hơn thế nào là tài sản chung.

Chiều 14-3, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Thiện tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Với tinh thần trách nhiệm, dân chủ, các đại biểu đã có nhiều ý kiến góp ý liên quan đến chính sách thu hồi đất, giá đất thu hồi cần đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước-người dân-chủ đầu tư; vấn đề chính sách đất đai đối với người dân tộc thiểu số; vấn đề quản lý, sử dụng đất nông-lâm nghiệp; chính sách đất đai đối với hợp tác xã; chuyển đổi mục đích sử dụng đất...

Cùng ngày, UBND huyện Mang Yang đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tại hội nghị, các đại biểu đã có 11 lượt ý kiến; ngoài ra, có 20 văn bản góp ý của các cơ quan, ban ngành của huyện và các xã, thị trấn.

VŨ CHI - NHẬT HÀO

Khoản 5 Điều 143 quy định: “Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình thì cấp một giấy chứng nhận ghi đầy đủ tên thành viên trên giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. Đối với trường hợp giấy chứng nhận đã cấp cho đại diện hộ gia đình trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì được cấp đổi giấy chứng nhận và ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất”. Để cho rõ thêm, một số hội viên đề nghị sửa đổi, bổ sung: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ghi đầy đủ họ, tên, tuổi của chủ sử dụng đất là hộ gia đình.

Khoản 1 Điều 170 nêu: “Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau: … b, không quá 2 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác”. Ở điểm b khoản 1 Điều 170 này, hội viên cho rằng, cần sửa đổi theo hướng tăng hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp lên 5 ha, vì 2 ha như dự thảo là diện tích nhỏ, không thích hợp với điều kiện đầu tư sản xuất, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh hiện đại như hiện nay và mai sau.

Điểm b khoản 3 Điều 175 nêu: “Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này”. Ở điểm b của điều này, nhiều cán bộ, hội viên nông dân đề nghị quy định thêm điều kiện ràng buộc khi giao đất cho người dân tộc thiểu số là không được mua bán, chuyển nhượng, hoán đổi, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nếu không sử dụng đất hoặc sử dụng đất không hiệu quả thì Nhà nước thu hồi, cấp có thời hạn cho những người thuộc diện hoàn cảnh khó khăn hoặc người có điều kiện sử dụng đất tốt hơn, không để đất bạc màu, hoang hóa.

Ông Võ Anh Tuấn-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh-cho biết: Các cấp Hội nông dân trong tỉnh vẫn tiếp tục tổ chức lấy ý kiến xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) thông qua nhiều hình thức như góp ý trực tiếp bằng lời nói, gián tiếp bằng văn bản giấy, thư điện tử, mạng xã hội như Zalo, Facebook, YouTube… Tất cả các ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đều được Hội Nông dân tỉnh tổng hợp, gửi đến cơ quan chức năng theo quy định để góp phần xây dựng, hoàn thiện dự thảo Luật.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.