Hội thảo về phát triển nông nghiệp 4.0

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 28-5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức hội thảo chuyên đề “Giới thiệu về Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị và báo cáo về phát triển nông nghiệp 4.0 trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.
 

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Q.T
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Q.T


Theo Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị, việc chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là yêu cầu tất yếu, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học-công nghệ và đổi mới, sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số. Việc phát triển nông nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng và Việt Nam không thể đứng ngoài.

Phát biểu tại hội thảo, PGS-TS. Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh cho rằng, mức độ chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như phát triển nông nghiệp 4.0 ở nước ta còn thấp. Nguyên nhân chính là do nhận thức về cuộc cách mạng công nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa thống nhất; quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chưa theo kịp diễn biến thực tế… Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp 4.0 đến năm 2025 và định hướng 2030 theo hướng phát triển nhân lực và cơ sở hạ tầng thông minh, đồng bộ; hỗ trợ và cung ứng tín dụng ưu đãi cho nông dân, doanh nghiệp trong phát triển và ứng dụng nông nghiệp thông minh ở tất cả các lĩnh vực trong chuỗi nông sản thực phẩm; đẩy nhanh hợp tác quốc tế để tiếp nhận công nghệ; nâng cao khả năng dự báo thị trường nông sản để có chiến lược sản phẩm; xây dựng, bảo hộ và quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước.

Quang Tấn

 

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.