Hội thảo về phát triển bền vững ngành nông-lâm nghiệp Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 2-10, tại Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai (TP. Pleiku), Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo "Phát triển bền vững nông-lâm nghiệp Tây Nguyên 10 năm nhìn lại và các định hướng cho tương lai". 
Tham dự hội thảo có GS.TS Nguyễn Thị Lan-Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XIV; ông Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai; lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Tây Nguyên cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đak Lak; đại diện một số doanh nghiệp đang có các dự án nông nghiệp đầu tư tại Tây Nguyên…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Diệp
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Diệp
Hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp các tỉnh Tây Nguyên chiếm hơn 95% tổng giá trị nông-lâm-thủy sản, trong đó, riêng ngành trồng trọt chiếm trên 80%. Cà phê, hồ tiêu là 2 loại cây trồng chiếm diện tích lớn nhất cả nước, có giá trị kim ngạch xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu kinh tế ở Tây Nguyên, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, quá trình sản xuất, nhiều nông dân đã lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để gia tăng năng suất cây trồng, cộng với nạn phá rừng lấy đất canh tác… khiến nguồn tài nguyên rừng, đất và nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến sản xuất nông nghiệp Tây Nguyên có nguy cơ thiếu bền vững.
Tại hội theo kéo dài 2 ngày, các đại biểu tập trung vào các chủ đề chính để thảo luận, đưa ra những giải pháp và định hướng liên quan đến các vấn đề như: phát triển bền vững nông nghiệp Tây Nguyên; phát triển ngành trồng trọt và quản lý tài nguyên rừng bền vững; phát triển bền vững ngành chăn nuôi; phát triển dâu tằm, cao su, thủy sản, mật ong; chuỗi giá trị và phân tích kinh tế một số ngành hàng nông sản chủ lực ở Tây Nguyên… Các nội dung được phân tích, đánh giá dựa trên kết quả thực tiễn mà các tỉnh Tây Nguyên đã và đang thực hiện, từ đó đưa ra những định hướng cho tương lai.
Công nhân Công ty TNHH MTV Hương đất An Phú thu hoạch rau thủy canh. Ảnh: Nguyễn Diệp
Công nhân Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (TP. Pleiku) thu hoạch rau thủy canh. Ảnh: Nguyễn Diệp
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên nhấn mạnh: Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với trên 36,75%. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi và thời cơ, ngành nông nghiệp tỉnh gặp không ít khó khăn như thời tiết cực đoan, giá cả nông sản biến động khó lường, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi… nhất là nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu.
Trong thời gian tới, tỉnh Gia Lai mong muốn hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam triển khai một số đề tài, dự án; đồng thời đề nghị Học viên hỗ trợ tỉnh để giải quyết những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực và làm cầu nối với các nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế tăng cường quan hệ hợp tác với các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Gia Lai nhằm phát triển nông-lâm nghiệp bền vững..
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null