Hội thảo đầu bờ mô hình sản xuất giống mì sạch bệnh tại Phú Thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 27-11, tại xã Chrôh Pơnan (huyện Phú Thiện), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo đầu bờ “Xây dựng mô hình sản xuất giống sạch bệnh, thâm canh, quản lý tổng hợp phòng trừ bệnh khảm lá mì do vi rút gây hại tại vùng trồng mì trọng điểm”.

1Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (bìa trái) hướng dẫn người dân chọn hom giống. Ảnh: Lê Nam
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đoàn Ngọc Có (bìa trái) hướng dẫn người dân chọn hom giống mì. Ảnh: Lê Nam

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo các huyện, thị xã khu vực phía Đông Nam tỉnh cùng 40 hộ dân tham gia.

Mô hình được triển khai từ 29-4 trên diện tích 20 ha với 15 hộ dân tại xã Chrôh Pơnan tham gia trồng giống mì KM94 sạch bệnh. Người dân tham gia mô hình được hỗ trợ 50% giống và phân bón. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là gần 296 triệu đồng, trong đó ngân sách Nhà nước là gần 199 triệu đồng, người dân đối ứng 97 triệu đồng. Sau 7 tháng triển khai, cây mì sinh trưởng phát triển tốt, chiều cao trung bình 80-120 cm, có một số diện tích xuất hiện bệnh khảm lá vi rút nhưng ở mức rất thấp so với diện tích mì đại trà, năng suất dự kiến đạt 35-40 tấn/ha.

Phát biểu tại hội thảo, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các đơn vị chuyên môn 4 huyện, thị xã khu vực Đông Nam tỉnh cần tăng cường tuyên truyền, vận động người dân trồng mì nhân rộng mô hình, thực hiện đồng bộ quy trình sản xuất giống mì sạch bệnh theo hướng dẫn nhằm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại, nâng cao năng suất cây trồng.

 

VŨ CHI - LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.