Hội thảo chuyên đề cập nhật kiến thức về chẩn đoán và điều trị bệnh Glaucoma

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 9-6, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức hội thảo chuyên đề cập nhật kiến thức về chẩn đoán và điều trị bệnh Glaucoma với sự tham gia của các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu về nhãn khoa.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe Tiến sĩ Bùi Thị Vân Anh-Trưởng khoa Phaco và Bệnh phần trước nhãn cầu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trình bày chuyên đề: “Kiến thức tổng quan Glaucoma”; Tiến sĩ Thẩm Trương Khánh Vân-Trưởng khoa Chấn thương Bệnh viện Mắt Trung ương trình bày chuyên đề “Glaucoma chấn thương” và bác sĩ CKII Bùi Việt Hưng-Trưởng khoa Dịch kính võng mạc Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trình bày chuyên đề “Glaucoma tân mạch, Glaucoma do viêm màng bồ đào và cách xử lý”.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Như Nguyện

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Như Nguyện

Hội thảo đã dành nhiều thời gian để các bác sĩ, nhân viên y tế thảo luận, đặt câu hỏi làm rõ hơn các vấn đề trong điều trị bệnh lý Glaucoma.

Được biết, bệnh Glaucoma ở mắt còn được gọi là bệnh tăng nhãn áp, cườm nước hay thiên đầu thống là tình trạng áp suất thủy dịch trong nhãn cầu mắt tăng cao quá mức làm tổn thương các dây thần kinh thị giác, gây suy giảm thị lực. Nếu không được điều trị tốt, người bệnh có thể mù lòa vĩnh viễn.

Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 60 triệu người bị giảm thị lực do bệnh Glaucoma ở mắt và hơn 4,5 triệu người trong số đó đã bị mù vĩnh viễn. Cho đến hiện tại, Glaucoma vẫn là bệnh mắt nguy hiểm và chưa có cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị từ giai đoạn đầu của bệnh khi dây thần kinh thị giác chưa bị tổn thương nhiều thì hoàn toàn có thể ngăn bệnh tiến triển, bảo tồn thị lực và tránh mù lòa.

Hội thảo có sự tham gia của các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu về nhãn khoa. Ảnh: Như Nguyện

Hội thảo có sự tham gia của các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu về nhãn khoa. Ảnh: Như Nguyện

Qua hội thảo, toàn thể đội ngũ điều dưỡng, y-bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn- Gia Lai được nâng cao kiến thức chuyên môn, đào tạo kỹ năng, cập nhật kiến thức về chẩn đoán và điều trị bệnh lý Glaucoma. Đồng thời đây cũng là dịp để Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai giao lưu, học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn từ các bệnh viện tuyến trên góp phần đáp ứng và nâng cao chất lượng điều trị cho người dân tỉnh Gia Lai, hạn chế tình trạng chuyển tuyến.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.