Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 285 học sinh dân tộc thiểu số Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Gia Lai được đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai khám tầm soát và tư vấn các bệnh lý về mắt trong Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai” vào sáng 18-5.

Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai” với mục tiêu nâng cao nhận thức về việc chăm sóc mắt, đồng thời giúp các em học sinh đang theo học trên địa bàn tỉnh Gia Lai có cơ hội được trao đổi kiến thức, được thăm khám, tư vấn và trao đổi trực tiếp với đội ngũ bác sĩ nhãn khoa uy tín về các tật khúc xạ, các bệnh lý thường gặp về mắt; tăng cường công tác tuyên truyền, tầm soát, giáo dục, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh, học viên trong các cơ sở giáo dục, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh về mắt, kiểm soát và hạn chế các yếu tố nguy cơ phát sinh và gia tăng của các bệnh lý về mắt nói chung, phát hiện sớm bệnh cận thị học đường nói riêng cho học sinh.

285 học sinh dân tộc thiểu số Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh được khám tầm soát và tư vấn các bệnh lý về mắt miễn phí sáng 18-5. Ảnh: Huy Hào

285 học sinh dân tộc thiểu số Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh được khám tầm soát và tư vấn các bệnh lý về mắt miễn phí sáng 18-5. Ảnh: Huy Hào

Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Gia Lai có 400 học sinh; 100% học sinh là người dân tộc thiểu số. Sau khi nhận được kế hoạch của Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai, Ban Giám hiệu Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh nhận thấy đây là một chương trình thiết thực, nhân văn và ý nghĩa, hoàn toàn miễn phí góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh nên nhà trường đã tích cực phối hợp để chương trình triển khai thuận lợi. Đợt này, có 285 học sinh khối 10 và 11 được khám tầm soát các bệnh lý về mắt. Qua khám, có khoảng 30% học sinh mắc các tật khúc xạ.

Qua khám cho 285 học sinh dân tộc thiểu số Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh, có khoảng 30% học sinh mắc các tật khúc xạ. Ảnh: Như Nguyện

Qua khám cho 285 học sinh dân tộc thiểu số Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh, có khoảng 30% học sinh mắc các tật khúc xạ. Ảnh: Như Nguyện

Em Rơmah Y Khoa (lớp 11C, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh) cho biết: Chương trình giúp học sinh chúng em được khám và tư vấn các bệnh về mắt. Các bác sĩ khám kỹ, tư vấn cụ thể và có các trang thiết bị hiện đại phục vụ khám bệnh. Qua khám, chúng em nắm tình hình về sức khỏe đôi mắt, có kiến thức về các biện pháp giữ gìn đôi mắt sáng khỏe.

Qua thăm khám mắt, em Alê Hđơm (lớp 11C, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh) cho biết: Chương trình thiết thực, ý nghĩa, các bác sĩ, nhân viên y tế khám, tư vấn nhiệt tình. “Với học sinh thì việc có đôi mắt sáng khỏe sẽ giúp việc học tập đạt kết quả tốt hơn. Trước đây, nhà trường cũng có tổ chức thăm khám mắt cho học sinh nhưng chương trình lần này của Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai rất quy mô, đội ngũ y, bác sĩ chuyên khoa và máy móc, thiết bị hiện đại hơn hẳn”- em Alê Hđơm nói.

Tất cả các em học sinh của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện còn nhiều khó khăn, nên việc đi thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khám mắt đối với các em còn rất xa lạ. Có trường hợp qua khám mới phát hiện tật cận thị nặng. 1 em học sinh lớp 11A chia sẻ: “Em chưa bao giờ đi khám mắt hoặc kiểm tra thị lực. Nay được bác sĩ khám mắt em mới phát hiện bị cận nặng. Chương trình này rất ý nghĩa, thiết thực, em cảm ơn Bệnh Viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn- Gia Lai rất nhiều”.

Các em học sinh tìm hiểu các bệnh lý về mắt. Ảnh: Như Nguyện

Các em học sinh tìm hiểu các bệnh lý về mắt. Ảnh: Như Nguyện

Ngoài khám tầm soát, các học sinh còn được đội ngũ bác sĩ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc, bảo vệ đôi mắt trong môi trường trường học; các biện pháp y khoa hiện đại, tối ưu nhất đang được triển khai để kiểm soát điều trị cận thị như: Phương pháp đeo kính mắt, Công nghệ phẫu thuật Lasik, Công nghệ kính áp tròng cứng định hình giác mạc Ortho-K,… Tất cả đều được giải đáp dễ hiểu, sinh động và đầy đủ, toàn diện dưới góc độ y khoa.

Theo Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai, hiện nay, ở nước ta có khoảng 5 triệu trẻ em mắc phải các tật khúc xạ ở mắt. Theo đó, ở độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi, có 20-40% trẻ em ở khu vực thành thị và 10-15% ở khu vực nông thôn có tật khúc xạ mắt, tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng qua các năm. Các tật khúc xạ gồm: Cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị; trong đó cận thị là phổ biến nhất.

“Trong các tật khúc xạ, phổ biến nhất ở học sinh là tật cận thị. Khi mắc cận thị, các em học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc học tập, sinh hoạt. Một số biểu hiện thường thấy như nhìn bảng không rõ, học bài phải chép bài của bạn…Bệnh cận thị có ảnh hưởng nhiều mặt như: Các em học sinh còn nhỏ tuổi đã phải đeo cặp kính rất to, nặng; bị hạn chế kết quả học tập vì do nhìn mờ chữ, viết chậm hơn so với các bạn cùng lớp, nhanh mỏi mắt; bị hạn chế tham gia các hoạt động thể lực, hạn chế vui chơi sinh hoạt một số lĩnh vực…Nếu không được đeo kính chỉnh mắt thì độ cận ngày càng tăng nhiều, có thể dẫn đến biến chứng thoái hóa sắc tố võng mạc, bong võng mạc gây mù lòa. Vì vậy, việc giảm tỷ lệ cận thị học đường và có những biện pháp để phòng, tránh cận thị học đường cho trẻ là điều cần quan tâm nhất”- bác sĩ Bùi Thị Hải Hà-Giám đốc Công ty cổ phần Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai nhấn mạnh.

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai cam kết chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai nói riêng và chăm sóc sức khỏe đôi mắt cho các bệnh nhân nói chung một cách tốt nhất. Ảnh: Như Nguyện

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai cam kết chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai nói riêng và chăm sóc sức khỏe đôi mắt cho các bệnh nhân nói chung một cách tốt nhất. Ảnh: Như Nguyện

Năm 2024, chung tay cùng các trường học tại tỉnh Gia Lai kiểm soát các tật khúc xạ trong học đường, bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh, từ ngày 1-5 đến ngày 18-5, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai triển khai chương trình khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường hoàn toàn miễn phí. Chương trình đã giúp tầm soát tật khúc xạ cho gần 1.000 học sinh THCS, THPT tại 3 trường học trên địa bàn TP. Pleiku gồm: Trường Tiểu học, THCS, THPT Sao Việt; Trường THPT Chi Lăng và Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh.

Là Bệnh viện chuyên khoa về Mắt có chất lượng y khoa hàng đầu ở Tây Nguyên hiện nay, từ khi thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2018 tới nay, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai đã tầm soát điều trị, kiểm soát các tật khúc xạ cho trên 8.500 bệnh nhân. Trong số này có 70% là học sinh đang theo học tại các trường THCS và THPT tại tỉnh Gia Lai.

Từ năm 2018 tới nay, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai đã tầm soát điều trị, kiểm soát các tật khúc xạ cho trên 8.500 bệnh nhân. Trong số này có 70% là học sinh đang theo học tại các trường THCS và THPT tại tỉnh Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện

Từ năm 2018 tới nay, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai đã tầm soát điều trị, kiểm soát các tật khúc xạ cho trên 8.500 bệnh nhân. Trong số này có 70% là học sinh đang theo học tại các trường THCS và THPT tại tỉnh Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện

Với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế có chuyên môn cao, luôn tận tâm, tận tuỵ vì bệnh nhân và hệ thống thiết bị hiện đại dẫn đầu xu hướng tại tỉnh Gia Lai và khu vực miền Trung-Tây Nguyên, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai cam kết chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai nói riêng và chăm sóc sức khỏe đôi mắt cho các bệnh nhân nói chung một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.