Hội nghị báo cáo kết quả dự án nâng cao chất lượng giáo dục mầm non cho đồng bào DTTS Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 28-11, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai phối hợp cùng Trường Đại học Jeonju Kijeon Hàn Quốc tổ chức hội nghị báo cáo kết quả dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non cho đồng bào DTTS thông qua nâng cao năng lực Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai”.

Tham dự hội nghị có đại diện Trường Đại học Jeonju Kijeon Hàn Quốc, Trung Tâm hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai cùng các giảng viên, sinh viên tham gia dự án.

duan.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trần Dung

Dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non cho đồng bào DTTS thông qua nâng cao năng lực Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai” được Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt tại Quyết định số 1079/QĐ-UBND ngày 8-12-2023.

Dự án được thực hiện dựa trên sự hợp tác giữa Trường Đại học Jeonju Kijeon Hàn Quốc và Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai với nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Văn phòng cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam.

Trong 1 năm triển khai (từ tháng 12-2023 đến tháng 12-2024), Dự án đã tổ chức 2 đợt bồi dưỡng cho 20 giảng viên, 40 sinh viên với các chương trình bồi dưỡng như: Nâng cao năng lực sử dụng tin học; bồi dưỡng song ngữ; bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên ngành Giáo dục mầm non. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ cải thiện 3 phòng học, thực hành và cung cấp 20 bộ máy tính cùng các trang-thiết bị cho Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.

Mục tiêu cốt lõi của dự án là cải thiện, nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên mầm non thông qua năng lực của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Theo đó, hướng đến là đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non có thể hiểu và giáo dục trẻ đồng bào DTTS nhằm mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục mầm non cho trẻ người DTTS; phát triển, vận hành chương trình giáo dục tin học và giáo dục song ngữ Việt-Jrai cho sinh viên đang học liên thông lên đại học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Dự án cũng xây dựng chương trình, xuất bản 3 tài liệu bồi dưỡng, 2 cuốn truyện tranh song ngữ.

duan-2.jpg
Hai sinh viên đạt giải xuất sắc về bài luận “Kế hoạch phát triển bản thân sau khi tham gia dự án”. Ảnh: Trần Dung

Dự án góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của tỉnh thông qua nâng cao năng lực sinh viên đã tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non, hiện đang học liên thông lên đại học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai; tạo điều kiện để nhiều giáo viên, sinh viên vùng DTTS tiếp cận các cơ hội giáo dục có chất lượng cao; có môi trường thực hành, chia sẻ nhằm nâng cao năng lực nhà giáo.

Tại hội nghị, có 36/40 sinh viên được nhận giải thưởng về bài luận “Kế hoạch phát triển bản thân sau khi tham gia dự án”, trong đó có 2 sinh viên đạt giải xuất sắc.

Có thể bạn quan tâm

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Trở về nhà sau những ngày tiếp sức mùa thi, Tô Khánh Vân, Đội trưởng sinh viên tình nguyện Trường Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tại điểm Trường THCS-THPT Chu Văn An, chia sẻ, em đã có một mùa hè đáng nhớ khi được đồng hành cùng các bạn học sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) trao đổi về đề thi môn Toán. Ảnh: Đ.T

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đề Toán có tính phân hóa cao

(GLO)- Sau bài thi môn Ngữ văn vào buổi sáng, chiều nay (26-6) sĩ tử Gia Lai tiếp tục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với môn Toán. Theo ghi nhận của P.V, sau 90 phút làm bài, đa số thí sinh đều cho rằng đề Toán năm nay có một số khác biệt về cấu trúc định dạng và có độ phân hóa rõ rệt.

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học đang tập trung triển khai một số đề án trọng điểm để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ. Quá trình này gắn liền với quá trình tái cấu trúc mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, chuyển đổi tư duy trong các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

null