'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.

Tâm tư của "Bà giáo" mầm non

Điều 28 Dự thảo Luật Giáo dục quy định, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định của pháp luật có liên quan. Riêng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Giáo viên “có tuổi” Trường Mầm non Sai Mai (Hà Nội) trong một giờ học với trẻ.
Giáo viên “có tuổi” Trường Mầm non Sai Mai (Hà Nội) trong một giờ học với trẻ.

Khi đưa nội dung này lấy ý kiến rộng rãi, nhiều người ủng hộ và cho là phù hợp với thực tế nuôi dạy trẻ mầm non. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, cần phải xem xét lại vì cho giáo viên mầm non nghỉ hưu sớm 5 năm nhưng không bị trừ lương hưu sẽ tạo ra chính sách “đặc quyền, đặc lợi” cho nhà giáo.

Cô Nguyễn Thùy Dương, 48 tuổi, giáo viên mầm non tại quận Hà Đông (Hà Nội) nói rằng rất yêu nghề và gắn bó với trẻ đến nay gần 30 năm nhưng vẫn mong mỏi được về hưu sớm. Đều đặn mỗi ngày cô có mặt ở trường vào lúc 7 giờ sáng đón trẻ, sau đó tổ chức các hoạt động từ tập thể dục, dạy học, ăn trưa và hoạt động chiều… “Lắm hôm lớp có 2-3 trẻ hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, cô giáo là người bế ẵm, chăm sóc. Lúc trẻ ngủ, cô mới được ăn trưa và sáng tạo đồ chơi để phục vụ hoạt động chiều hoặc các giờ học trong tuần. Đến chiều, cô mệt lử và cảm thấy mình không còn nhanh nhẹn, khỏe khoắn như các cô giáo trẻ để có thể múa hát cùng các con”, cô Dương nói.

Cô Vũ Thị Mến, Trường mầm non Hoa Ban xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) cho biết, gắn bó với nghề “trông trẻ” đến nay trọn vẹn 17 năm. Với yêu cầu đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, cô phải nỗ lực “mướt mồ hôi” để học hỏi. “Hơn nữa, ngành giáo dục mầm non có đặc thù riêng, trẻ đến trường không chỉ để học mà cần được chăm sóc từ miếng ăn, giấc ngủ. Trong lớp, giáo viên luôn chân luôn tay với nhiều hoạt động từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Nói thật, nếu sức khỏe không tốt khó có thể đảm đương nổi”, cô Mến nói.

Khó bố trí giáo viên luống tuổi

Ở vai trò quản lý, cô Nguyễn Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường mầm non Sao Mai, quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, bên cạnh giáo viên trẻ, nhà trường hiện có 4 giáo viên ở độ tuổi 53-54. Với yêu cầu công việc của một giáo viên mầm non hiện nay phải ứng dụng công nghệ 4.0 để đổi mới dạy học có thể nói, những cô luống tuổi chưa theo kịp. Ngại đổi mới và nếu phải đứng lớp đến tuổi 60 là một thách thức, trở ngại lớn đối với giáo viên ở bậc học này. Trong thực tế dạy học, phụ huynh đưa con đến trường cũng bày tỏ mong muốn được bố trí cô giáo trẻ trung, tích cực đứng lớp. Họ ái ngại khi thấy cô giáo già bế ẵm, chăm sóc trẻ sẽ không đảm bảo an toàn. “Trong khi cô giáo trẻ sẽ nhanh nhẹn, linh hoạt, không ngại khó để tổ chức các hoạt động thu hút trẻ, điều mà giáo viên có tuổi khó có thể làm tốt ở các giờ học yêu cầu nhiều hoạt động hay giờ âm nhạc cần tính chất nghệ thuật cao”, cô Hương nói.

“Lương thấp, công việc vất vả, những năm qua nhiều giáo viên mầm non đã bỏ việc để đi làm những ngành nghề khác. Do đó, đề xuất vừa nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn cho trẻ vừa đảm bảo quyền lợi cho nhà giáo đồng thời cũng là chính sách thu hút giáo viên giỏi ở bậc học này”.

Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT)
Vũ Minh Đức

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, từ thực tế khó khăn, vất vả của giáo viên bậc mầm non, Bộ GD&ĐT kiên trì đưa nội dung cho giáo viên bậc học này nghỉ hưu sớm hơn và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Nguyên nhân là do, giáo viên mầm non là lao động đặc thù rất vất vả, quay cuồng chăm sóc trẻ từ sáng đến tối nên sức khỏe không đảm bảo sẽ có nguy cơ mất an toàn đối với trẻ. Khi ở tuổi 58, 59 có khi thấy trẻ ngã, cô cũng khó đỡ được.

Ngoài ra, quy định từ 1/7/2024, lao động nghỉ hưu trước tuổi 1 năm sẽ bị trừ 2% mức lương tuy nhiên giáo viên mầm non hệ số lương rất thấp, những người mới ra trường với trình độ Cao đẳng hiện hệ số lương 2,1% (tương đương với khoảng 4,9 triệu đồng), đến khi nghỉ hưu các cô nhận khoản lương hơn 10 triệu. Nếu nghỉ sớm và bị trừ thêm sẽ rất thiệt thòi cho giáo viên ở bậc học này.

Theo Hà Linh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao phần thưởng cho thủ khoa tốt nghiệp THPT của tỉnh tại Tuy Phước Đông

Gia Lai: Trao phần thưởng cho thủ khoa tốt nghiệp THPT của tỉnh tại Tuy Phước Đông

(GLO)- Sáng 20-7, Đoàn xã Tuy Phước Đông phối hợp cùng Đoàn Trường THPT Nguyễn Diêu và đại diện Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Phước Sơn đã đến thăm, chúc mừng và trao phần thưởng trị giá 5 triệu đồng cho em Phạm Ngọc Nhã Uyên-thủ khoa cấp tỉnh khối D01 trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh sau hợp nhất tỉnh

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh sau hợp nhất tỉnh

(GLO)- Chủ trương tiếp nhận học sinh từ Trường THPT chuyên Hùng Vương về Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và việc hỗ trợ con em cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo bố mẹ chuyển công tác về trung tâm hành chính sau hợp nhất tỉnh được nhiều người quan tâm.

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 theo tỉnh, thành mới

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 theo tỉnh, thành mới

Công tác chấm thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra khi vừa sáp nhập tỉnh, thành, việc công bố điểm thi sẽ theo tỉnh, thành mới; Bộ GD-ĐT sẽ phân tích kết quả thi để đánh giá độ khó của đề thi; phân tích điểm hiệu chỉnh giữa các môn thi...là những điểm đặc biệt trong việc chấm thi và công bố kết quả thi.

Ngã rẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn đại học hay học nghề?

Ngã rẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn đại học hay học nghề?

(GLO)- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã khép lại nhưng cánh cửa tương lai của các sĩ tử vừa mới mở ra. Đề thi năm nay được đánh giá có độ phân hóa rõ rệt khiến nhiều em lo ngại điểm số không như kỳ vọng. Trước tình hình đó, nhiều học sinh bắt đầu trăn trở trước ngã rẽ: chọn đại học hay học nghề?

Trường ĐH Quy Nhơn, Tập đoàn GEO và Công ty TNHH O-Door Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ. Ảnh: Hồ Điểm

Gia Lai: Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo hiện đại

(GLO)- Ngày 14-7, tại Trường Đại học Quy Nhơn đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Đức) và Công ty TNHH O-Door Việt Nam về việc xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.

null