Đảm bảo môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước. Bảo vệ trẻ em tức là bảo vệ thế hệ trẻ của một quốc gia, có vai trò đặc biệt quan trọng. Luật Trẻ em 2016 của Việt Nam quy định rõ 25 nhóm quyền của trẻ em.

Vì vậy, các cấp, ngành, địa phương cũng như từng cá nhân cần phải chung tay, đảm bảo một môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ có thể phát triển toàn diện.

anh-baogialai.jpg
Tất cả các cấp, ngành, địa phương cần chung tay tạo lập môi trường đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ. Ảnh: K.N

Thế nhưng, trên thực tế, trẻ em vẫn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Sau đại dịch Covid-19, hàng ngàn trẻ em rơi vào cảnh khó khăn, mồ côi, thiếu thốn, bị chấn thương tâm lý. Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm, cả nước có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích; trong đó, khoảng 6.600 trẻ tử vong, chiếm 35,5% trên tổng số trẻ tử vong do tất cả các nguyên nhân. Số trẻ tử vong do đuối nước nhiều nhất với khoảng 2.000 trẻ/năm. Ngoài ra, còn nhiều tai nạn đáng tiếc khác xảy ra với trẻ như bị xâm hại, tai nạn về điện hoặc điện giật, bỏng, ngã, hỏa hoạn và thiên tai.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), trên toàn thế giới, mỗi năm có khoảng 175 triệu trẻ em chịu ảnh hưởng bởi động đất, lốc xoáy và hạn hán. Giai đoạn 2016-2021, các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đã khiến 43,1 triệu trẻ em phải rời bỏ quê hương. Trong đó, 95% trẻ em phải di tản do lũ lụt và bão. UNICEF cũng dự đoán tình trạng lũ lụt do nước sông dâng cao có thể sẽ khiến 96 triệu trẻ em phải di tản trong vòng 30 năm tới. Trong khi đó, tình trạng gió lốc cũng có thể buộc 10,3 triệu đồng trẻ em phải rời quê nhà.

Việt Nam là quốc gia xếp thứ 6 chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Diễn biến thời tiết ngày càng bất lợi, khó lường là nguyên nhân gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân, trong đó có trẻ em. Gần đây nhất, cơn bão Yagi đã khiến 1.776 trường học bị đóng cửa hoặc hư hỏng, gần 1 triệu trẻ em bị ảnh hưởng. Những điểm sơ tán không đủ điều kiện sinh hoạt làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh vì thiếu nước sạch, đồng thời hạn chế sự phục hồi về thể chất và tinh thần của trẻ em sau thiên tai. Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long cũng khiến chất lượng cuộc sống của khoảng 88.000 trẻ em bị ảnh hưởng vì thiếu nước sạch.

Trong báo cáo tình hình trẻ em thế giới 2024, UNICEF cũng đưa ra 3 xu hướng sẽ tác động lớn đến cuộc sống của trẻ em vào năm 2050, trong đó có khủng hoảng khí hậu và môi trường. Đã đến lúc chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm bảo vệ trẻ em khỏi những rủi ro của thiên tai, khỏi tác động và sự tàn phá của biến đổi khí hậu. Tất cả các cấp, ngành, địa phương và từng cá nhân cần phải chung tay, đảm bảo một môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ có thể phát triển toàn diện.

img-5671.jpg
Trẻ em là trung tâm của các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: K.N

Thời gian qua, tại Gia Lai nói riêng, cả nước nói chung, thông qua các buổi tọa đàm, đối thoại với lãnh đạo các cấp, trẻ em ngày càng thể hiện được tiếng nói, sự quan tâm đối với những vấn đề gắn liền với quyền của mình, nhất là vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu. Qua nhiều cuộc thi như vẽ tranh, kể chuyện, những kiến thức về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu cũng được các em tiếp thu, tăng thêm hiểu biết, góp phần hình thành kiến thức, kỹ năng phòng-chống, ứng phó với thiên tai phù hợp với lứa tuổi. Đồng thời, ý thức bảo vệ môi trường trong trẻ cũng được nâng lên, thể hiện bằng nhiều hành động thiết thực như bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác, sử dụng nước tiết kiệm, tắt thiết bị điện khi không sử dụng, trồng cây xanh.

Ngày Trẻ em Thế giới (20-11) năm nay được UNICEF tổ chức tại Việt Nam với chủ đề “Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu”. Đây là hoạt động nhằm hướng đến việc lấy trẻ em làm trung tâm của các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Các cấp, ngành, địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến các tài liệu giúp trẻ trang bị kiến thức về phòng-chống thiên tai, về biến đổi khí hậu bằng nhiều hình thức hấp dẫn, sinh động. Đặc biệt là tổ chức các buổi tập huấn, diễn tập ứng phó với các loại hình thiên tai cho trẻ ở khu dân cư, trong trường học. Qua đó giúp trẻ tăng khả năng chống chọi, kỹ năng ứng phó. Đồng thời, tập trung các nguồn lực để hoàn thiện cơ sở vật chất trường học, giúp đỡ cải thiện không gian sống nhằm đảm bảo cho trẻ có một môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện để được phát triển toàn diện, góp phần chuẩn bị cho tương lai tươi sáng, tốt đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Công an phường Diên Hồng: Nỗ lực phục vụ người dân làm căn cước và định danh điện tử

Công an phường Diên Hồng nỗ lực phục vụ người dân làm căn cước và định danh điện tử

(GLO)- Sau khi Công an TP. Pleiku giải thể, Công an phường Diên Hồng được bố trí làm điểm tiếp nhận thủ tục cấp căn cước và định danh điện tử cho người dân trên địa bàn thành phố. Dù chưa có cán bộ chuyên trách nhưng Công an phường đang nỗ lực hỗ trợ người dân, đảm bảo không gián đoạn, ngắt quãng.

Đón con cổng trường

Đón con cổng trường

(GLO)- Đi ngang qua cổng một trường tiểu học trong thành phố, tôi thấy những chiếc xe máy của phụ huynh được dựng ngay ngắn, đầu xe hướng xuống đường, tuần tự xe trước xe sau. Hình ảnh ấy đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ.

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.