Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phát động phong trào "Bình dân học vụ số"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 17-6, Hội LHPN tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 10 (mở rộng), khóa XIV nhằm đánh giá kết quả thực hiện các phong trào, hoạt động 6 tháng đầu năm 2025; đồng thời phát động phong trào "Bình dân học vụ số".

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Vũ Thị Thu-Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Rơ Chăm La Ni-Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh.

z6713412429300-95cb02e555bf10930256369268632b25.jpg
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Vũ Thị Thu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hồng Thương

Cụ thể, 6 tháng năm 2025, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã tổ chức 9 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho gần 200 hội viên; truyền thông nâng cao kiến thức về khởi nghiệp cho 1.472 hội viên, phụ nữ; vận động hỗ trợ xây dựng 13 căn nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng; huy động hỗ trợ 11.606 ngày công, hàng chục tấn vật liệu trị giá 1,42 tỷ đồng” nhằm góp phần hưởng ứng phong trào “xoá nhà tạm, nhà dột nát”; hỗ trợ trên 24 ngàn suất quà trị giá gần 8 tỷ đồng cho các hội viên, phụ nữ, trẻ em nghèo, khó khăn, gia đình chính sách, công dân lên đường nhập ngũ.

z6712881888821-63f4d4fad368c638d2207ee91885daa9.jpg
Đại biểu dự hội nghị kiến nghị một số nội dung về hỗ trợ các cấp Hội ở cơ sở khắc phục khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới. Ảnh: Hồng Thương

Bên cạnh đó, các cấp Hội đã chủ động tổ chức tốt phong trào “5 không, 3 sạch” với các phần việc như: vận động hội viên, phụ nữ tham gia trồng 5.134 cây xanh, hơn 17 km “hàng rào xanh”, 16 km "con đường hoa"; 408 mô hình “vườn rau xanh an toàn”, xây 571 nhà tiêu hợp vệ sinh, di dời 90 chuồng trại ra xa nhà ở; đào 204 hố rác tự hoại, cấp phát 100 thùng rác và 270 giỏ nhựa đựng rác; phối hợp tổ chức 3.204 buổi tuyên truyền về bảo vệ môi trường...

Tại hội nghị, đại biểu đã bàn các giải pháp hoạt động phù hợp với tình hình thực tiễn của các cấp Hội, nhất là sau sáp nhập tỉnh; đồng thời, tiếp tục tuyên truyền nâng cao tinh thần cách mạng, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân nói chung, hội viên, phụ nữ nói riêng đối với các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là đối với công tác sáp nhập tỉnh và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trong thời gian tới.

z6712797698242-2d85eb0a28606b2dfded47d6d4ed34c8.jpg
Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Rơ Chăm H'Hồng phát động phong trào "Bình dân học vụ số". Ảnh: Hồng Thương

Dịp này, Hội LHPN tỉnh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ số”. Theo đó, các cấp hội phấn đấu đạt các chỉ tiêu: 100% cán bộ hội các cấp được nâng cao năng lực về chuyển đổi số; 70% hội viên, phụ nữ từ 18 tuổi trở lên được tham gia các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực tham gia chuyển đổi số; 40% hội viên, phụ nữ được xác nhận đạt phổ cập tri thức về chuyển đổi số, kỹ năng số trên nền tảng VneID; mỗi chi, tổ hội xây dựng được ít nhất 1 mô hình “Gia đình số”; hỗ trợ 100% phụ nữ quản lý doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã tiếp cận các khoá đào tạo ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh…

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null