Học sinh trường xã xung kích bảo vệ môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Dù đang ở lứa tuổi thiếu niên nhưng các thành viên Đội xung kích bảo vệ môi trường của Trường THCS Lê Lợi (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng môi trường học tập xanh-sạch-đẹp.

Bên cạnh đó, với số tiền thu được từ việc bán phế thải tái sử dụng, các em đã gây quỹ giúp đỡ các bạn học sinh nghèo.

Với mong muốn giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, năm 2015, cô giáo Nguyễn Thị Huệ xin ý kiến Ban Giám hiệu nhà trường thành lập Đội xung kích bảo vệ môi trường với 5 thành viên là học sinh ở các lớp khác nhau. Đáng mừng là mô hình này được tập thể nhà trường và các em học sinh hưởng ứng mạnh mẽ. Vì thế, số lượng thành viên xin gia nhập đội ngày một tăng.

Cô Nguyễn Thị Huệ cùng các thành viên Đội xung kích bảo vệ môi trường. Ảnh: Mai Ka

Cô Nguyễn Thị Huệ cùng các thành viên Đội xung kích bảo vệ môi trường. Ảnh: Mai Ka

Cô Huệ cho biết: “Sau 8 năm thành lập, thành viên của Đội xung kích có sự thay đổi nhưng nhiệt huyết muốn đóng góp công sức để bảo vệ môi trường của các em thì vẫn như ngày đầu.

Sau mỗi buổi học, các thành viên trong đội lại phân công nhau dọn vệ sinh, thu gom rác thải trong trường rồi tiến hành phân loại; trong đó, rác thải có thể tái chế sẽ được gom lại để bán. Số tiền thu được dùng để mua dụng cụ học tập tặng các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn”.

Em Bùi Thành Danh (lớp 8A2, Đội trưởng Đội xung kích bảo vệ môi trường) chia sẻ: “Chúng em rất hào hứng với công việc ý nghĩa này. Dù nhiều hôm tan học đã 11 giờ nhưng em và các bạn vẫn phân công nhau đi từng lớp học để thu gom, phân loại rác.

Chúng em nhận thấy những việc mình đang làm không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn có ý nghĩa khi giúp đỡ được các bạn khó khăn. Mỗi năm, Đội xung kích trao được 10 suất quà là áo trắng hoặc vở và bút cho các bạn. Chúng em rất vui vì điều đó”.

Trong khuôn viên rộng khoảng 8.000 m2 được che phủ bởi màu xanh mát của hàng cây xà cừ hàng chục năm tuổi, các thành viên hăng say nhặt và phân loại rác sau mỗi buổi học. Không ai bảo ai nhưng công việc diễn ra rất hiệu quả.

Em Châu Ngọc Bảo Trân (lớp 9A2) bày tỏ: “Trường học như ngôi nhà thứ hai của chúng em. Vì thế, việc chung tay xây dựng ngôi trường xanh-sạch-đẹp cũng là nghĩa vụ của mỗi học sinh.

Sau khi tham gia Đội xung kích, em rút ra được bài học là cần gìn giữ môi trường sống của mình và con người phải biết yêu thương nhau. Khi về nhà, em cũng tiếp tục tuyên truyền cho gia đình và mọi người xung quanh xây dựng thói quen phân loại rác, bảo vệ môi trường”.

Các thành viên Đội xung kích bảo vệ môi trường của Trường THCS Lê Lợi thu gom và phân loại rác. Ảnh: M.K

Các thành viên Đội xung kích bảo vệ môi trường của Trường THCS Lê Lợi thu gom và phân loại rác. Ảnh: M.K

Từ hành động ý nghĩa của Đội xung kích, Trường THCS Lê Lợi đã treo băng rôn với khẩu hiệu “Bước vào cổng trường không có rác thải nhựa” nhằm phát động, tuyên truyền đến giáo viên và học sinh về phong trào “Chống rác thải nhựa”.

Nhà trường cũng phân công các lớp trực tuần thu gom rác dọc tuyến đường phía trước cổng trường vào mỗi buổi sáng để làm sạch khuôn viên trường lớp, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

Theo thầy Nguyễn Viết Lâm-Hiệu trưởng nhà trường, ban đầu, Đội xung kích thành lập đã tự nguyện thu gom rác thải xung quanh trường. Đến nay, Đội xung kích đã có gần 20 thành viên.

“Nhờ sự tích cực và trách nhiệm của Đội xung kích mà trường học ngày càng sạch đẹp; đồng thời, bồi đắp, lan tỏa được tinh thần bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi cho học sinh toàn trường. Nhà trường cũng tạo điều kiện cho Đội xung kích duy trì và mở rộng hoạt động.

Với việc làm ý nghĩa của mình, năm 2019, Đội xung kích bảo vệ môi trường đã được Tỉnh Đoàn tặng bằng khen về gương người tốt việc tốt tiêu biểu; nhiều năm liền được Ban Giám hiệu nhà trường biểu dương, khen thưởng”-Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Học trò nông trường năm ấy

Học trò nông trường năm ấy

(GLO)- Tôi được chuyển từ Trường Sư phạm Mẫu giáo Gia Lai-Kon Tum (đóng ở Kon Tum) về Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Grai, huyện Chư Păh (nay là xã Ia Tô, huyện Ia Grai) từ đầu năm học 1977-1978. Sau đó, nhà trường điều tôi vào dạy lớp 1 tại điểm trường làng Delung. 
Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

(GLO)- Để tiệm cận với giáo dục quốc tế và phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN), đồng thời lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo hồ sơ liên quan.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Chỗ trọ 0 đồng nâng bước học sinh nghèo

Chỗ trọ 0 đồng nâng bước học sinh nghèo

(GLO)- Để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xa trường có chỗ ở miễn phí, Đoàn Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Pah) đã triển khai thực hiện dự án "Chỗ trọ 0 đồng" nhằm giúp học sinh nghèo của trường có nơi ở và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Đồng thuận khi sáp nhập trường

Đồng thuận khi sáp nhập trường

Vụ việc phụ huynh phản đối sáp nhập trường xảy ra những ngày qua ở TT.Triệu Sơn (H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho thấy còn nhiều điều phải rút kinh nghiệm khi sắp tới còn nhiều nơi sáp nhập trường do sáp nhập đơn vị hành chính.