Học ăn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tục ngữ có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tôi hiểu ăn trong câu nói trên là ăn cho lễ phép, gọn gàng, có quy tắc cư xử trong khi ăn.

Nhưng tôi chưa bao giờ được hiểu phải ăn như thế nào cho phù hợp với cơ thể của mình. Vậy nên, dù đã gần 40 tuổi, tôi vẫn quyết định đăng ký tham gia lớp học ăn.

Để có sức khỏe tốt, theo tôi nghĩ, cần hiểu đúng về nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. Mà muốn hiểu đúng và thực hành cho tốt chỉ có thể thông qua việc học tập (ảnh minh họa)

Để có sức khỏe tốt, theo tôi nghĩ, cần hiểu đúng về nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. Mà muốn hiểu đúng và thực hành cho tốt chỉ có thể thông qua việc học tập (ảnh minh họa)

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp việc học trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Con người cũng có nhiều kênh lựa chọn để có thể học tập suốt đời, học mọi lúc, mọi nơi. Ngoài mở mang tri thức, hiểu biết thì học cũng để phục vụ cuộc sống bản thân và gia đình tốt hơn, mà học ăn là điều chúng ta cần, bởi có ai sống mà không phải ăn. Nhất là khi thói quen ăn uống không đúng cách là nguyên nhân phát sinh các loại bệnh tật.

Với thời lượng 21 buổi học và học phí không quá cao (chỉ khoảng 50 ngàn đồng/buổi học online), tôi có thể hiểu được các khái niệm, triết lý về dinh dưỡng, nhu cầu của cơ thể cũng như việc cá biệt hóa bữa ăn. Từ đó, tôi biết cách lên khẩu phần phù hợp với mâm cơm gia đình của mình.

Trẻ con có nhu cầu dinh dưỡng khác người lớn, việc trao đổi chất diễn ra cũng hoàn toàn không giống nhau. Nhưng chúng ta thường ăn cùng một loại thức ăn. Như gia đình tôi, con chỉ ăn riêng khi dưới 2 tuổi. Còn hiện tại, cả gia đình cùng ăn giống nhau. Việc chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể con người ở mỗi giai đoạn khác nhau nên nhu cầu khác nhau. Và, dù chung sống cùng nhau nhưng tôi và ông xã cũng có khẩu vị khác biệt. Tôi không thể mỗi ngày nấu 4 món ăn cho 4 người nhưng ít nhất cũng tìm được những điểm chung trong tổ chức bữa ăn để phù hợp nhất cho từng cá nhân.

Về triết lý dinh dưỡng, các thầy-cô giáo đã cung cấp cho chúng tôi kiến thức về sự trao đổi chất, tầm quan trọng của nước, cách uống nước đúng, đầy đủ. Vận động phù hợp và cả các món ăn về tinh thần như sự yêu thương, biết ơn, hạnh phúc cũng chính là những “dưỡng chất” cho tâm hồn. Mà sức khỏe thể chất và tinh thần có liên quan mật thiết với nhau. Tôi cũng hiểu, bữa ăn của gia đình mình hiện nay chưa phù hợp, còn sử dụng nhiều muối.

Tôi là người luôn biết quan tâm đến sức khỏe, nên thường đọc sách để tìm hiểu kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, mỗi trường phái, mỗi tác giả lại có cái nhìn khác nhau. Chính vì vậy, tôi chắt lọc để có thể hiểu và áp dụng theo văn hóa, thói quen của gia đình. Tuy nhiên, để có hệ thống, triết lý thì đòi hỏi phải học, dưới sự dẫn dắt của người có chuyên môn, từ đó mới có thể chăm sóc bản thân một cách tốt nhất.

Sức khỏe là vốn quý của con người. Nhưng không phải ai trong số chúng ta cũng biết cách ăn uống khoa học để có một cơ thể khỏe mạnh. Hoặc dẫu có biết nhưng để thực hành được đòi hỏi mỗi người phải có kỷ luật, có sự hướng dẫn, nhắc nhở thì mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Tôi cũng thường đi khám sức khỏe định kỳ. Về vóc dáng thì khá cân đối, tuy nhiên, bác sĩ thông báo mỡ máu của tôi hơi cao, cần kiểm soát. Khi đem điều này hỏi thầy-cô giáo trong lớp học thì mới biết là do tôi thích ăn đồ ngọt và chất béo vào ban đêm. Tôi thường biện hộ vì cơ thể cần nên mới thèm. Nhưng khi được học tổng quan tôi mới hiểu, việc mình tạo ra thói quen ăn nhiều đường là không tốt cho sức khỏe trong tương lai khi mà tuổi ngày càng lớn thì việc trao đổi chất dần khó khăn hơn.

Hiểu về dinh dưỡng và kiểm soát được thói quen ăn uống không lành mạnh thực sự rất có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, khi mà trẻ thừa cân đang ngày càng nhiều.

Chúng ta thường ăn theo thói quen, cũng như sự tiện lợi. Tuy nhiên, để có sức khỏe tốt, theo tôi nghĩ, cần hiểu đúng về nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. Mà muốn hiểu đúng và thực hành cho tốt chỉ có thể thông qua việc học tập.

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

(GLO)- Nếu một lần được thưởng thức món xôi nếp ngũ sắc của người Thái, bạn sẽ không thể quên hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Tại ngày hội ẩm thực được tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa qua, du khách còn biết thêm về cách làm ra món xôi độc đáo này.

11 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội ẩm thực Gia Lai

11 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội ẩm thực Gia Lai

(GLO)- Tối 5-7, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San khai mạc Ngày hội ẩm thực nhằm tôn vinh sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực Gia Lai và các tỉnh lân cận, qua đó góp phần đẩy mạnh quảng bá du lịch.
Ký ức củ mài

Ký ức củ mài

(GLO)- Cho đến bây giờ, các bậc cao niên ở buôn Chính Hòa (xã Ia Mláh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) như ông Kpă Jao vẫn còn nhớ như in về những ngày “nhà nhà lên rừng đào củ mài”.
Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

(GLO)- Ẩm thực Việt Nam vốn có sức hút không nhỏ đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Trong đó, nhiều món ăn đường phố đặc biệt nhận được sự yêu thích mà theo các chuyên trang du lịch nổi tiếng, du khách khi đến đây nhất định phải thử một lần.
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Với mong muốn mang đến hương vị phong phú của các món ăn Việt Nam khác nhau đến với người dân Nam Phi, ngày 2/3, nhà hàng Obento tại thành phố Johannesburg đã tổ chức sự kiện Ẩm thực Việt Nam được đông đảo thực khách địa phương quan tâm.
Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.
Việt Nam tiếp tục được tôn vinh tại Giải thưởng Ẩm thực Thế giới 2023

Việt Nam tiếp tục được tôn vinh tại Giải thưởng Ẩm thực Thế giới 2023

Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Giải thưởng Ẩm thực Thế giới - sáng kiến toàn cầu nhằm tôn vinh sự xuất sắc trong ngành ẩm thực - đã công bố thành phố Hà Nội vinh dự giành giải 'Điểm đến thành phố ẩm thực mới nổi tốt nhất châu Á năm 2023' - Asia's Best Emerging Culinary City Destination 2023. Lễ công bố được tổ chức tại Atlantis The Royal, Dubai, UAE vừa qua.
Cần sự thay đổi trong tổ chức lễ tạ ơn của đồng bào Jrai

Cần sự thay đổi trong tổ chức lễ tạ ơn của đồng bào Jrai

(GLO)- Hiện nay, đồng bào dân tộc Jrai nói chung, người Jrai ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai nói riêng vẫn duy trì tổ chức nhiều lễ hội, nghi lễ sinh hoạt truyền thống như: cầu mưa, cúng giọt nước, mừng thọ ông bà, tổ tiên... Trong đó, lễ tạ ơn ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình là phổ biến nhất.
Quán mì hoành thánh 50 năm chỉ bán ăn đêm

Quán mì hoành thánh 50 năm chỉ bán ăn đêm

(GLO)- Không nổi tiếng như những quán ăn lâu đời cùng thời, nhưng quán mì hoành thánh Kế Đô (55 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) từ khi mở cửa đến nay chỉ chuyên bán ăn đêm. Cũng bởi “lấy đêm làm ngày” mà không phải thực khách nào cũng biết đến quán ăn đêm đã tồn tại suốt nửa thế kỷ qua ở Phố núi.