Ăn món giàu canxi giúp giảm 94% nguy cơ đột quỵ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nghiên cứu Hàn Quốc - Việt Nam cho thấy các món ăn giàu canxi có thể giúp giảm mạnh nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim... ở một số người.

Công trình từ Bệnh viện Severance, Đại học Y khoa Yonsei, Đại học Seoul (Hàn Quốc) và Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM - Việt Nam) chứng minh rằng việc nạp vào cơ thể trên 800 mg canxi mỗi ngày có thể giúp một số phụ nữ chống lại đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các vấn đề tim mạch chết người khác.

Các tác giả đã phân tích dữ liệu từ 12.348 phụ nữ Hàn Quốc từ 45-70 tuổi đã mãn kinh tự nhiên, thu thập bởi chương trình khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia Hàn Quốc (KNHANES).

Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi rất có lợi để phòng ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim đối với phụ nữ lớn tuổi - Ảnh đồ họa

Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi rất có lợi để phòng ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim đối với phụ nữ lớn tuổi - Ảnh đồ họa

Họ này được chia thành 3 nhóm dựa trên lượng canxi tiêu thụ hàng ngày: Nhóm 1 tiêu thụ dưới 400 mg/ngày, nhóm 2 tiêu thụ từ 400-800 mg/ngày, nhóm 3 tiêu thụ trên 800 mg/ngày.

Kết quả công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy ở những phụ nữ có thời gian mãn kinh trên 10 năm và tiêu thụ trên 800 mg canxi mỗi ngày sẽ giảm được 73% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim, cũng như giảm tới 94% nguy cơ đột quỵ.

Theo các tác giả, canxi có thể giúp cải thiện tình trạng lipid máu (tăng cholesterol tốt HDL, giảm cholesterol xấu LDL), giảm nhẹ huyết áp, tăng cường độ nhạy insulin... Nhờ đó giúp chống lại các vấn đề tim mạch.

Ở phụ nữ tiền mãn kinh, estrogen đóng vai trò trong việc điều hòa cân bằng canxi và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Với người mãn kinh đã lâu, việc thiếu hụt estrogen trong thời gian dài sau mãn kinh phá vỡ cân bằng canxi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Đó là lý do việc bổ sung canxi tác động lớn đến nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các vấn đề tim mạch khác.

Các nhà nghiên cứu cho rằng cần có thêm nghiên cứu để xác nhận những phát hiện này và xác định lượng canxi tối ưu cho sức khỏe tim mạch ở phụ nữ sau mãn kinh.

Tuy nhiên, các phát hiện đã đủ cho thấy bổ sung đầy đủ canxi là có lợi đối với nhóm phụ nữ này trong việc ngăn ngừa các biến cố chết người.

Theo Healthline, các món ăn, uống giàu canxi bạn có thể dễ dàng bổ sung hàng ngày bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai...), các loại rau màu xanh lá đậm (cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, súp lơ xanh...), trứng, cá mòi, các loại hạt, nước cam...

Cũng có thể bổ sung canxi bằng viên uống, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, nhất là khi bạn có bệnh nền.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.