Hoàn tất kết luận điều tra vụ cấp bằng giả tại Đại học Đông Đô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định đối tượng chủ mưu trong vụ án là Trần Khắc Hùng, sinh năm 1972, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học Đông Đô.

Các bị can Dương Văn Hòa, Trần Ngọc Quang, Phạm Vân Thùy (từ trái qua). (Ảnh: Công an cung cấp)
Các bị can Dương Văn Hòa, Trần Ngọc Quang, Phạm Vân Thùy (từ trái qua). (Ảnh: Công an cung cấp)



Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã hoàn tất bản kết luận điều tra; chuyển hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố các bị can là cán bộ Trường Đại học Đông Đô về hành vi “Giả mạo trong công tác.”

Lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong quản lý đào tạo

Trong vụ án này, Trần Khắc Hùng (sinh năm 1972, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học Đông Đô) và đồng phạm đã lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý việc tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng đối với hệ văn bằng 2; lợi dụng chính sách tự chủ giáo dục đại học để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; cấp văn bằng 2 Tiếng Anh giả cho số lượng lớn các cá nhân có nhu cầu.

Tuy nhiên, vào thời điểm khởi tố, bị can Hùng bỏ trốn, hiện đang bị truy nã.

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bị can Trần Khắc Hùng, khi bắt được sẽ xử lý sau.

Đồng thời, cơ quan Công an tách phần hồ sơ vụ án liên quan đến dấu hiệu sai phạm của đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh của Trường Đại học Đông đô để tiếp tục điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo kết luận điều tra, trong quá trình hoạt động, Trường Đại học Đông Đô chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo văn bằng 2 theo quy định tại Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo cấp bằng đại học thứ hai, trong đó có văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ tiếng Anh (Văn bằng 2 tiếng Anh).

Tuy nhiên, từ năm 2015-2017, Trường Đại học Đông Đô đã đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh và được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Kế hoạch Tài chính) thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và từ năm 2017, Vụ Giáo dục Đại học cho đăng tải Đề án tuyển sinh lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.

Các bị can bị truy tố về tội “Giả mạo trong công tác” gồm Dương Văn Hòa (nguyên Hiệu trưởng); Trần Kim Oanh (nguyên Phó Hiệu trưởng kiêm Phó Viện trưởng Viện đào tạo liên tục); Lê Ngọc Hà (Phó Hiệu trưởng); Trần Ngọc Quang (Phó trưởng Phòng Quản lý đào tạo và quản lý sinh viên); Nguyễn Thị Huệ (nguyên Trưởng Phòng Tài chính, kế toán); cùng các cán bộ của trường gồm Phạm Vân Thùy, Lê Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Ngọc Thái, Ngô Quang Hiển và Lê Thị Lương.

Cấp bằng cử nhân ngành Ngôn ngữ tiếng Anh giả

Quá trình đấu tranh, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Trần Khắc Hùng và đồng phạm đã lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý việc tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng đối với hệ văn bằng 2; lợi dụng chính sách tự chủ giáo dục đại học để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi làm, cấp văn bằng 2 tiếng Anh giả cho số lượng lớn các cá nhân có nhu cầu.

Ngoài các lần hợp thức hồ sơ, tài liệu để cấp bằng giả cho 118 cá nhân, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an còn xác định Trường Đại học Đông Đô đã cấp 193 bằng cử nhân ngành Ngôn ngữ tiếng Anh giả cho các cá nhân, không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định đối tượng chủ mưu trong vụ án là Trần Khắc Hùng.

Từ tháng 4/2017, Hùng đã chỉ đạo Trần Kim Oanh và Dương Văn Hòa đã ký thông báo tuyển sinh văn bằng 2 tiếng Anh gửi các cơ sở, cá nhân đồng thời ký hợp đồng hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh với 15 cơ sở đào tạo.

12 cơ sở đã tuyển sinh được 3.527 học viên, nộp cho Trường Đại học Đông Đô tổng số tiền hơn 24,2 tỷ đồng.

Trong quá trình điều tra, Trường Đại học Đông Đô cung cấp tài liệu chỉ xác định được 2.523 người đã nộp tổng số tiền hơn 18,2 tỷ đồng.

Theo PV (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác thông tin bé trai 6 tuổi bị bắt cóc ở Pleiku

Bác thông tin bé trai 6 tuổi bị bắt cóc ở Pleiku

(GLO)- Chiều 31-3, Thượng tá Trần Trọng Sơn-Trưởng phòng Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Gia Lai) cho biết thông tin bé trai bị bắt cóc ở TP. Pleiku đang được lan truyền trên mạng xã hội là tin giả.

Công an Gia Lai tìm người quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan đến bị can Bùi Thị Thanh

Công an Gia Lai tìm người quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan đến bị can Bùi Thị Thanh

(GLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Gia Lai) vừa có thông báo tìm cá nhân, tổ chức đang quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan đến vụ án Bùi Thị Thanh có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra năm 2018 tại xã Ia O, huyện Ia Grai.

Đối tượng Trần Công Phương (SN 1988, trú tại làng Me, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông) cùng tang vật. Ảnh: V.N

Quyết liệt đấu tranh với tội phạm ma túy

(GLO)- Thời gian qua, hoạt động của tội phạm ma túy ở vùng biên giới có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Lực lượng Công an tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan triệt phá các “mắt xích” nhằm ngăn chặn ma túy thẩm lậu vào địa bàn.