(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.
(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
Bên cạnh cư dân người Việt có quê gốc tại chỗ, một số đông dân cư ngụ ở Phố Hiến là từ các địa phương khác về làm ăn sinh sống. Có một sự quần tụ nơi "đất lành".
(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".
(GLO)- Cũng đã lâu lắm rồi, tôi chưa có dịp về thăm nhà cũ, nơi gắn bó suốt một thời ấu thơ. Nhưng tôi vẫn nhớ như in khung cảnh nơi này, nhất là con dốc nhỏ lấp đầy sỏi đá dẫn lên triền đồi. Cuối dốc là ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa vườn cây bốn mùa hoa trái.
(GLO)- Sáng nay, từ trong quán cà phê nơi góc phố thân quen, nhìn những chiếc lá rơi rơi theo gió trong nắng vàng, lòng tôi chợt thấy nao nao. Từng giờ, từng phút đang trôi qua cùng những nỗi niềm đọng lại. Tán cây cao vút kia là chứng nhân của bao nhiêu thời khắc ấy. Ta ngồi đây, bên ly cà phê này, cũng đã đi qua biết mấy mùa nắng mưa. Thời gian cứ trôi, mỗi khoảnh khắc là một sự biến đổi với cuộc sống, con người. Và, có xiết bao tâm tình ta muốn nói cùng thời gian.
(GLO)- Hôm qua, tôi đi dự đám cưới con một anh nguyên là cán bộ Công ty Điện ảnh Gia Lai, ngồi cùng bàn với anh Tùng, họa sĩ một thời chuyên vẽ pa nô, áp phích quảng cáo ở các rạp phim. Ùa về một thuở với cảnh nhộn nhịp ở các rạp phim nhờ... biển quảng cáo.
(GLO)- Người ta nói, ký ức là thứ duy nhất không thể lãng quên. Với mong muốn tái hiện lại một phần không gian của ký ức, quán cà phê Trừ (đường Phan Đình Giót, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã mang đến một không gian đầy hoài niệm cho Phố núi Pleiku, đồng thời truyền đi thông điệp “Trừ đi muộn phiền, nhận vào yêu thương“.
Tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn, nhưng tới tuổi trưởng thành lại vào thành phố học hành, lập nghiệp. Mới ngày nào còn tuổi tóc xanh, nay ngó lại đã “Ngũ thập tri thiên mệnh“.
(GLO)- Những năm 1979-1983, trầm hương lên cơn sốt. Ai có dịp theo các chuyến “tàu chợ“ dọc các tỉnh từ Nghệ An trở vào sẽ thấy từng tốp người vai lặc lè ba lô, tay lỉnh kỉnh cuốc, rìu lầm lũi tiến về các dãy núi miền Tây mù mịt. Đó là những người đi tìm trầm. Và tôi thật sửng sốt khi tại Pleiku này cũng gặp một đội quân đồng hương.
(GLO)- Sống xa quê, xa bố mẹ nội ngoại, tôi càng thấm thía hơn ý nghĩa của câu nói “bán anh em xa mua láng giềng gần“ và lại càng trân quý hơn tình nghĩa của hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau“!
(GLO)- An Khê của tôi bình lặng chảy muôn đời qua dòng sông Ba mang nặng phù sa, tưới mát những ruộng đồng, bờ bãi. Dòng sông đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ lớn lên đi muôn nơi, làm giàu muôn nẻo, rồi ở đâu cũng bảo nhau nhắc nhớ mà quay về.
(GLO)- Ngày mới lên Gia Lai cái gì với tôi cũng mới mẻ, cũng gợi sự tò mò. Một bộ chiêng phải đổi mấy chục con trâu, một chiếc ghè hay một chiếc trống cũng có giá tương tự. Chất liệu, thời gian hay điều gì khiến chúng nằm trên cả một đống tài sản ghê gớm như thế?
(GLO)- Khi cơn mưa dầm rả rích thả từng sợi nước lên mái tranh lộp độp là lúc cả gia đình tôi quây quần bên bếp lửa. Đôi tay má tôi thoăn thoắt nhắc từng chiếc khuôn bánh xèo đổ ra mâm lá chuối. Tiếng “xèo xèo“ lại reo lên, loang trong khói bếp, quyện vào mùi dầu hành gia vị, làm cho không gian bếp ngập tràn không khí ấm áp của một gia đình.
Một thời hoàng kim, khách muốn lên tàu phải chen lấn, xô đẩy, thậm chí “nhờ cò“. Xưa người chờ tàu, nay tàu chờ người, lỗ nặng phải dừng hoạt động một thời gian. Đấy là thực tế những đoàn tàu chạy một số tuyến phía Bắc, hiện đang duy trì hoạt động với hy vọng thành tàu an sinh.
(GLO)- Thời gian có thể đếm được từng giây, nhưng những bước chân của người làm công tác trồng người thì không thể nào đếm được, trong đó có bước chân của những thầy-cô giáo ở huyện An Khê mấy mươi năm trước.