Như mây xuống phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày này, Pleiku của tôi trở nên đẹp hơn bao giờ hết, bởi ở góc đường, con phố, thấp thoáng những chiếc áo dài, dịu dàng như áng mây. 

Dịp gần đây, trên các hội nhóm sôi nổi câu chuyện chị em hẹn hò, cùng nhau hưởng ứng "Tuần lễ áo dài". Đồng loạt cùng mặc áo dài khi đi làm, lúc ra phố… Có cô chỉn chu mặc bộ áo dài đến trường dạy học, chị thì đoan trang nền nã vén tà áo đi xe máy đến công sở, các bạn nữ tung bay tà áo ríu rít cười nói thấp thoáng từ xa. Mới hay, tà áo dài đã và đang hiện diện rộng khắp, xuất hiện nhiều hơn trên đường phố với vẻ dịu dàng, thướt tha. Không chỉ được yêu thích bởi nét đẹp thanh tao quyến rũ mà còn ẩn chứa, gửi trao những tâm tình.


Từ xưa, áo dài được xem là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Tà áo dài đã xuất hiện từ xa xưa và dẫu ngày nay sự thay đổi, cách tân rất nhiều so với những ngày đầu tiên xuất hiện nhưng vẫn luôn giữ được nét đặc trưng riêng.

Còn có những ý kiến khác nhau về nguồn gốc của chiếc áo dài Việt Nam nhưng dựa trên bối cảnh lịch sử, các nhà nghiên cứu đưa ra một kết luận thống nhất chung, khẳng định áo dài đã xuất hiện vào giai đoạn những năm 38-42, sau Công nguyên. Riêng tôi thì nhớ, từ tấm bé, tôi đã được nghe kể chuyện Hai Bà Trưng mặc áo dài cưỡi voi chống lại quân Nam Hán xâm lược.

Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang

Tôi để ý tới chiếc áo dài là ngày chị Ba đi lấy chồng. Lon ton chạy lẽo đẽo theo chị dưới giàn hoa giấy, tôi víu tà áo chị. Cùng sắc hồng phai của bó hoa lay ơn cứ thế mà tôi mơ theo dáng chị, mải miết theo ánh nắng vàng, trong mơn man nắng thu và ánh mắt dõi theo xa xăm của mẹ.

Cho đến khi tôi được mặc tà áo dài đầu tiên của mình, 1 chiếc áo dài trắng kiểu dáng suông không chít eo, đồng phục khi bước vào lớp 10. Nhà trường quy định mặc áo dài 3 buổi trong tuần. Thời ấy biết bao kỷ niệm buồn vui đều gắn bó với dáng hình chiếc áo. Giờ mỗi khi có dịp gặp lại hội bạn, điều gì nhớ nhất? Bạn nói, Pleiku, áo dài trắng và những con dốc là những kỷ niệm không bao giờ phai trong ký ức học trò của chúng tôi.

Tôi nhớ cô Tâm, nhớ cô Nguyệt… Nhớ về các cô, không chỉ nhớ về những cô giáo trẻ tận tâm yêu nghề, hết lòng vì học trò mà còn nhớ về những bước đi nhẹ nhàng thướt tha tà áo dài từ phòng giáo viên qua sân trường rồi đến lớp rồi ngước nhìn lên tán cây xanh mát rượi, những tà áo dài đung đưa theo nhịp trong nắng ban mai. Trên sân trường, tôi gìn giữ ký ức đẹp.

Thời của mẹ tôi thì nhắc nhớ hoài niệm cùng bức ảnh xưa cũ khi bà còn là nữ sinh Trường Trung học Plei Me. Những tấm ảnh chụp Pleiku xưa vẫn luôn hiện diện cùng mẹ đến tận bây giờ. Đó là hình ảnh rất dễ thương của các nam sinh đang lẽo đẽo sau những bóng áo dài duyên dáng dưới bóng thông xanh mát, trên đường đi học về. Cảnh tượng những chiếc áo trắng thấp thoáng dưới bóng thông xanh thật tinh khôi, trong trắng cùng nắng sớm ban mai. Chiếc áo dài đã nuôi dưỡng cho nữ sinh những nét duyên đằm thắm, kìm nén những bồng bột, giận dỗi quá đà, kéo bước chân đi khoan thai, điềm tĩnh.

Hiện nay, nhiều người thiết kế cải tiến chiếc áo dài thành áo “công nghiệp may sẵn” với dây kéo sau lưng, không phải cài nút bên hông, dễ dàng chọn mua mà không phải chờ may như ngày xưa. Thậm chí, áo dài còn được bán online. Người bán tư vấn qua mạng, chiều cao, cân nặng, vòng eo của khách và cho size áo. Khách nhận hàng mặc vừa vặn, thẳng thớm cứ như họ may đo thủ công vậy. Còn thêm nhiều kiểu dáng áo dài cách tân ngắn đến đầu gối, cổ tròn, cổ rộng, cổ cao, cổ thuyền rồi cho đến áo dài hai lớp… mặc với quần tây ống túm hay với váy làm cho kiểu dáng, sắc màu ngày lễ thêm phong phú, sinh động.

Tôi tự tin nhất là khi mặc áo dài. Và rất may mắn khi công việc mà tôi đang theo đuổi cho tôi cơ hội được mặc áo dài thường xuyên, từ giản đơn nhất đến cầu kỳ, trau chuốt từng chi tiết. Tôi thường chia sẻ với đồng nghiệp rằng, tôi thấy phụ nữ nào mặc áo dài cũng đẹp. Dù một số chị em thiếu tự tin về chiều cao, cân nặng của mình nhưng người thợ may sẽ có cách để cho họ đẹp hơn. Áo dài đâu phải chỉ dành cho người có vóc dáng đẹp. Mặc áo dài là cách thể hiện yêu quý, tự hào với truyền thống dân tộc, để nhắc nhớ về quê hương, nguồn cội.

Những ngày này, Pleiku của tôi trở nên đẹp hơn bao giờ hết, bởi ở góc đường, con phố, thấp thoáng những chiếc áo dài, dịu dàng như áng mây.      

NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.