Hoài niệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mưa vắt qua triền rừng. Mưa ném vào chiều trận nước trĩu nặng. Mưa kéo rạt theo từng đợt gió. Ngang tầm mắt anh một màn mưa trắng xóa. Ào ạt. Ào ạt. Anh nhìn những hạt mưa rơi vỡ ra thành muôn ngàn hạt nhỏ theo gió lơ lửng bay, thấm đẫm nỗi niềm.

 



Dưng không lúc này anh lại nhớ đến buổi chiều mưa Du ngồi bên ly rượu cạn, hút thuốc đăm chiêu, ánh mắt nhìn xa xăm tựa một dấu lặng, tha thiết.  Rồi Du bảo, có uống thì lại đây. Anh ra ngồi cùng với Du, rượu cay nồng. Du chậm rãi nhả khói thuốc lên trời nói những lời rời rạc rằng, đã sống tận lực bao ngày qua để rồi nhận ra mình bất lực trước quá nhiều điều. Rồi Du im lặng, bỏ mặc anh, miên man những suy nghĩ trôi cùng mưa về nơi nào đó, mơ hồ, xa thẳm... Cho đến lúc này, anh vẫn không hiểu, có phải nỗi thất vọng thẳm sâu nào đó là căn nguyên Du bỏ phố về đây. Nhưng hôm ấy là lần đầu tiên anh nhìn thấy Du thật khác lạ với vẻ thường ngày luôn hồ hởi nói cười, có chút ngang tàng…

Tiếng động dưới bếp cắt ngang dòng suy nghĩ, anh đi xuống, không có ai. Con mèo già nằm cuộn tròn mình trong góc bếp, nghe tiếng bước chân anh thảng thốt ngước nhìn. Du đi đâu, bếp lửa đã tàn, chỉ còn vài đốm than âm ỉ. Anh thẫn thờ nhìn tàn lửa đỏ dưới lớp màng than xám, cầm khúc củi lên thổi nhẹ, châm điếu thuốc. Mùi khói củi sướt qua khẽ cay mắt, bất giác làm anh nhớ tiếng củi nổ lép bép giòn thơm trong chái bếp giăng nhiều bồ hóng của mẹ những ngày ấu thơ. Tóc mẹ dài, vấn cao, thơm hương hoa cỏ trong vườn. Giờ mẹ anh đã già. Anh cũng không còn trẻ nữa. Thời gian trôi đi nhanh quá. Thời gian vắt rêu lên bậc thềm nhà, vắt màu khói mây lên tóc mẹ. Anh rít một hơi thuốc dài, phả vào mưa những vòng khói trắng tựa tơ lòng, bắc chiếc cầu sang sông hoài niệm…

Ngoài vườn, những tàng lá xanh ướt sũng nước. Mùi đất, mùi gỗ mục dậy lên ngai ngái sau mưa. Bầu trời quang đãng trong hơn. Du về mang theo những đọt măng tre còn tươi, kể chuyện ghé vào nhà người quen trong vùng, họ cho. Hồi còn nhỏ xíu thường chạy loăng quăng, anh cũng nhặt về những đọt măng tre gãy dọc con đường xóm nhỏ. Giờ về quê bóng dáng những bụi tre thưa dần, gần như vắng hẳn. Những đọt măng ngày nào đã được xếp cất vào hoài niệm. Du nói, măng tre mang vị ngọt thanh, nhẫn đắng, bùi, Du thích nhất dùng ngâm măng ớt. Mẹ Du làm món này ngon tuyệt. Trước đây, mùa măng nào mẹ cũng làm gửi lên thành phố. Nói đến đó Du như không giấu được nỗi niềm, ký ức giờ giống như một dòng nước, len lỏi từng chút một rồi chảy tuôn. Có hôm trời mưa tự dưng nhớ nhà quá, Du lấy xe phóng một mạch bỏ phố về. Trông thấy Du ở sân, ướt sũng, mẹ trách giận, nói ai bắt tội mà còn đi trời mưa gió thế này, sao không chờ ngày nắng ráo hãy về. Lúc ấy Du chỉ cười, nỗi nhớ nào đâu biết chờ ngày đợi tháng. Huống hồ xưa nay, mẹ vẫn nói Du là thằng nhỏ ngang tàng, muốn là làm, không ai cản được. Mẹ ân cần múc nước trong bể ra thau cho Du thay rửa, gột sạch lấm lem bụi đường. Rồi mẹ tất tả nhóm bếp thổi cơm, ấm cúng. Giờ có nhiều ngày mưa Du vẫn phóng xe về. Nhưng không còn ai đón đợi Du nữa. Căn nhà xưa vắng lặng. Mẹ mất rồi. Khoảng trống ấy bao năm Du không thôi quay quắt nhớ, ngậm ngùi. Anh nhìn vào mắt Du như có khói…

Chuyện của Du làm lòng anh buồn biết mấy. Đã bao lâu anh chưa về ăn cùng mẹ bữa cơm. Biết đâu mẹ chờ mong. Nỗi chờ mong không chỉ tính bằng ngày tháng. Anh mải miết trong guồng quay vội vàng ở phố. Anh không về, chuyện xưa mẹ kể cùng ai. Những câu chuyện từ thuở nào xa lắc, mẹ nhớ như in, tựa như được thâu lại hàng trăm hàng nghìn lần bằng nỗi nhớ. Có nhiều chuyện mẹ kể anh đã thuộc lòng, mẹ vẫn còn nhắc nhở. Mẹ nói, mẹ già rồi, quẩn quanh sớm chiều trong nỗi nhớ quên. Mà với người già, nỗi nhớ quên ở sau lưng, qua rất lâu rồi…

Anh từng thuyết phục mẹ ra phố sống với mình, trong căn chung cư rộng rãi. Anh nói, người ngoài phố sống cũng tình cảm thân thiện lắm, không hờ hững, khép kín như người ta thường hay thở than đâu mẹ. Nhưng lần nào mẹ cũng lặng im. Không tỏ rõ ý buồn vui. Mẹ đã sống kiếp đời ở đất này. Năm tháng đi qua đã ngấm vào mẹ đậm sâu cái tình quê gừng cay muối mặn. Anh hiểu mẹ không muốn rời đi đâu nữa. Mẹ giữ nhiều tâm tư trong những lời không nói. Anh không chắc mình hiểu thấu. Mẹ anh người đàn bà một đời sống lặng lẽ, nhẫn nại, bao dung. Mẹ luôn giữ được cho mình sự bình thản, rất lạ. Anh chưa từng nghe thấy tiếng thở dài của mẹ đặt xuống bao phiền lo của cuộc đời.

Bao nhiêu năm anh bon chen ở thành phố này, đắng cay buồn vui trải đủ. Cũng đã tự bào mòn dần nhiều thú vui giản đơn mà những tưởng tha thiết phải giữ lại cho mình, lâu dần cũng thành quen. Nhưng có đêm giật mình tỉnh giấc giữa cơn say, anh nghe lòng mình buồn như dải cát, nước bồi bên này lại xối bên kia. Anh mở toang cánh cửa sổ, tìm chút gió trời ùa vào căn phòng rộng. Thành phố ồn ào ban ngày hết mình sôi động giờ đã trầm mình lặng yên trong ánh đèn đường vàng buồn hiu hắt. Đó là lúc anh ngồi cô đơn đối diện với mình trong cuộc đời rất rộng, bỏ sự cao ngạo xuống, mới nhận ra mình đã sống có những ngày trôi qua thật nhạt. Chợt anh ước mong giống mẹ ở lối sống bình thản biết bao, đặt nhẹ những chuyện hơn thua được mất ở đời, dẫu hiểu nào có dễ dàng…

Đêm rừng khuya im ắng, chỉ còn bóng tối, những hơi thở, và tiếng gió khua lá xào xạc. Xào xạc. Du đã chìm vào giấc ngủ say, còn anh cứ nằm thao thức mãi không sao chợp mắt được. Anh trở dậy, mở máy tính, gõ lạch cạch những con chữ rồi lại bôi đen xóa đi. Anh mở thư mục ảnh xem lại những bức hình. Bức hình hôm qua Du chụp toàn cảnh rộng, anh đứng giữa con đường phủ mờ sương, quay lưng lại, trên cao những đèo những núi, một cảm giác thật chông chênh. Anh châm điếu thuốc, những làn khói trắng bảng lảng bay lên. Anh ngồi thừ suy nghĩ. Sợi dây ngũ sắc Cầm mang về tặng anh sau một chuyến đi rừng. Người phụ nữ dân tộc đã tỉ mẩn tết sợi dây đó cho Cầm trong một buổi chiều chạng vạng nắng. Cầm bảo, nghe người ta nói dây ngũ sắc mang lại may mắn và bằng an. Khi ấy, anh nghe biết vậy, chứ không hẳn tin điều gì. Nhưng giờ, mỗi lần nhìn sợi dây, anh lại thấy nó đẹp bất ngờ.

Anh nhớ Cầm, rất nhớ. Nhưng dường như Cầm đã quên anh. Dường như anh đã không còn là điều gì đó, chẳng hạn như một nỗi nhớ cho Cầm lưu luyến nữa rồi. Ở một góc quán cũ hoài niệm, đơn giản và ấm cúng, có cây sử quân tử buông những chùm hoa lúc lắc, Cầm rất thích, gọi những chiếc chuông nhỏ dịu dàng mùa hạ. Thảng hoặc có những ngày anh và Cầm đến đó ngồi uống trà trong yên lặng hoặc nói vài ba câu chuyện cuộc sống cũng không phải quan trọng gì. Cầm bảo, yên lặng cũng là một cách trò chuyện của những người thấu hiểu nhau. Thành thật mà nói, anh không nghĩ mình hiểu được nhiều về cuộc sống buồn vui của Cầm. Cầm trầm lặng, ít nói và dường như cũng không muốn thể hiện mình. Cầm có chút gì đó từ trong sâu thẳm giống anh. Cũng có lần Cầm miên man kể với anh về một giấc mơ xa xôi nào đó. Giấc mơ như thế này: “Em lạc bước về vườn xưa. Giữa vầng sáng của trăng tròn mười sáu. Giữa hương hoa thơm tựa giọt mật, khẽ khàng. Mùi hương của những ngày xưa cũ. Em cứ lặng lẽ bước đi, nghe tiếng chân mình chạm lên những tán lá khô xào xạc, xào xạc. Càng đi càng thấy như bàn chân không còn chạm mặt đất. Bất chợt vang lên sau lưng tiếng gọi, này cô tìm ai. Giật mình. Một giọng nói xa ngái. Một gương mặt xa lạ. Đâu còn người quen cũ nào ở vườn xưa nữa. Giấc mộng tan rồi… Bạn bảo đêm ấy tỉnh giấc, quay sang thấy em đang khóc. Em khóc trong mơ. Mà em chưa từng kể giấc mơ với ai ngoài anh bây giờ”.

Những giấc mơ và Cầm nhiều khi thật lạ lẫm đối với anh. Sự lạ lẫm trong trẻo ấy làm anh có chút dịu lòng giữa dòng chảy ồn ào cuộc sống. Cầm gợi nhắc anh nhớ về những khoảng trời trong xanh thơ ấu. Thương nhớ biết nhường nào. Một sân rêu nhà cũ. Mỗi lần mưa xong, lũ chim sẻ nâu sà xuống, ríu rít. Sân gạch lên xanh, mùi rêu hăng hắc, ngai ngái, anh đã nhiều lần trượt ngã đánh oạch. Một mảnh vườn nhỏ, ba trồng đủ loại cây trái từ ngày anh còn bé xíu, giờ thì ba đã mãi nằm ngủ bình yên trên mảnh đất hiền lành…

Những xao động với Cầm anh không thể gọi rõ tên. Anh càng không muốn cắt nghĩa cho rõ ràng cảm xúc. Nhưng đến khi Cầm đã ở rất xa, nơi Cầm đến, bầu trời xanh trong khác nơi này, hẳn rồi, anh mới rõ ràng cảm giác buồn thấm thía. Khi góc quán quen thiếu vắng một người, anh mới nhận ra mình nhớ đôi mắt dịu dàng, giấu chút buồn xa xăm ấy biết nhường nào. Anh vào trang cá nhân của Cầm, không một hoạt động nào được cập nhật, từ rất lâu. Trên hình đại diện, Cầm dang rộng đôi bàn tay nhỏ đón ánh bình minh đang loang lên trên biển, lấp lánh. Một góc chụp xa nhiều nỗi niềm trước mênh mông… Anh muốn nói gì đó với Cầm. Nhưng ngôn từ im lặng. Ngôn từ trốn biệt. Cuối cùng anh vào lại thư mục ảnh chỉ gửi cho Cầm bức hình ngôi nhà ở quê ẩm mùi rêu xanh. Ngôi nhà mà anh nghĩ giống với ngôi nhà xưa nào đó thấp thoáng trong giấc mơ Cầm kể… Anh ngồi tựa lưng vào ghế, khẽ nhắm mắt hình dung, Cầm sẽ nói gì với anh khi ngày mai đến…

Theo THÁI HIỀN (QNO)

Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.