Sống lại ký ức cùng sản phẩm ghép vải, khâu tay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều người từng lớn lên trong hơi ấm của tấm chăn do mẹ khâu tay, ghép lại từ những mảnh vải vụn. Giờ đây, kỹ thuật ghép vải đã được nhiều chị em ở phố núi Pleiku nâng tầm, tạo nên các sản phẩm ứng dụng mang đậm chất nghệ thuật.

Từng đường kim mũi chỉ tỉ mẩn trong các món đồ handmade vẫn luôn gợi nhắc ký ức xưa, đồng thời mang đến cảm xúc mới mẻ cho người sử dụng.

Những mảnh ghép ký ức

Chị Đỗ Thị Lan Anh (19 Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku) là một trong những người “khởi động” trào lưu khâu vá thủ công tại phố núi. Tình cờ nhìn thấy người mẫu mặc chiếc đầm dạ hội được ghép lại từ những mảnh vải hình lục giác rất ấn tượng, chị Lan Anh liên tưởng đến chiếc chăn mẹ từng khâu thuở thơ ấu. “Tại sao mình không thử khâu một chiếc chăn từ những hình lục giác?”-câu hỏi ấy đã thôi thúc chị bắt tay vào thực hiện.

tam-chan-mau-tram-mang-phong-cach-co-dien-duoc-chi-lan-anh-danh-nhieu-tam-suc-hoan-thanh.jpg
Tấm chăn màu trầm mang phong cách cổ điển được chị Đỗ Thị Lan Anh dành nhiều tâm sức để hoàn thành. Ảnh: Minh Châu

Để hoàn thành 1 chiếc chăn, chị cần tới 350 bông hoa, mỗi bông gồm 6 cánh và 1 nhụy, được ghép từ những miếng vải nhỏ hình lục giác. Mặt sau được chần bông và lót vải. Tất cả công đoạn đều được khâu tay hoàn toàn. Sau 2 tháng khâu “quên ăn quên ngủ”, tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ, chiếc chăn đã hoàn thiện trong sự ngỡ ngàng của chính bản thân chị.

“Tôi không ngờ mình làm được. Khâu tay đòi hỏi tính kiên nhẫn, sự tỉ mỉ và cả gu thẩm mỹ. Nhưng khi nhìn thấy thành phẩm-một tấm chăn không chỉ để đắp mà giống như một tác phẩm nghệ thuật với những bông hoa rực rỡ, tôi thật sự hạnh phúc”-chị Lan Anh chia sẻ.

chi-lan-anh-khoe-thanh-qua-dang-ghep-do-nhung-manh-vai-nho-ket-thanh-hoa-sau-canh-hoa-tiet-luc-giac-dac-trung-cho-nghe-thuat-quilting.jpg
Chị Lan Anh khoe thành quả đang ghép dở-những mảnh vải nhỏ kết thành hoa sáu cánh – họa tiết lục giác đặc trưng cho nghệ thuật quilting. Ảnh: Minh Châu

Dù làm việc trong cơ quan nhà nước, nhưng chị Lan Anh vẫn luôn dành một góc nhỏ cho đam mê khâu vá. Không dừng lại ở những tấm chăn, vỏ gối, chị may thêm túi xách, ba lô, ví, đồ dùng cá nhân… Tất cả đều khâu tay, mang hơi thở riêng trong từng sản phẩm.

Theo chị, quilting-nghệ thuật ghép vải chần bông đã có từ lâu đời và được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

“Quilting là cách may ghép các mảnh vải nhỏ thành vật dụng lớn như chăn, gối, thảm, túi… Kỹ thuật rất phong phú nhưng tôi đặc biệt thích ghép hình lục giác vì sự linh hoạt và cảm xúc trong phối màu. Mỗi sản phẩm là duy nhất, là sự ngẫu hứng từ màu sắc và tâm trạng người làm”-chị Lan Anh lý giải.

Khi đăng hình các sản phẩm lên mạng xã hội, chị không ngờ lại nhận được nhiều phản hồi tích cực. Một số bài đăng trên TikTok thậm chí còn “viral” với hàng trăm ngàn lượt xem và chia sẻ.

“Có người nói hình ảnh chiếc chăn khiến họ nhớ lại tuổi thơ, nhớ hình bóng mẹ ngồi khâu vá dưới ánh đèn dầu. Có người đặt tôi làm sản phẩm theo ý thích, kỷ niệm riêng của họ. Tôi thấy mình được kết nối với rất nhiều tâm hồn đồng điệu từ nghệ thuật khâu vá thủ công này”-chị Lan Anh bày tỏ.

Lan tỏa giá trị tinh thần của sản phẩm thủ công

Từ đam mê cá nhân, chị Lan Anh dần có thêm khách hàng ở khắp nơi nhưng chị không xem đây là nghề mưu sinh. Chị cho hay: “Khâu tay là hành trình rất chậm rãi. Khách hàng phải rất kiên nhẫn. Có người đặt rồi quên vì lâu quá, đến khi tôi giao thì họ thực sự bất ngờ. Cũng may là ai đặt hàng cũng đều hiểu được sự công phu phía sau nên sẵn lòng chờ đợi”.

Hiện nay, một bộ nguyên liệu để khâu chiếc chăn có giá vài triệu đồng; thành phẩm có giá 5-7 triệu đồng, tùy kích thước và độ phức tạp của họa tiết. Thời gian hoàn thiện cũng mất vài tháng nên chị Lan Anh chỉ nhận khoảng 3-4 đơn may chăn mỗi năm.

Chị tâm niệm: “Làm nên một chiếc chăn khâu tay là hành trình gom góp những mảnh nhỏ của thời gian, cảm xúc và ký ức để dệt nên một điều gì đó thật riêng, thật đầy đặn. Nếu không vì đam mê thì không ai đủ kiên trì để đi đến cùng. Thêm vào đó là giá thành cũng không hề rẻ. Thế nên, ai đó sở hữu chiếc chăn phải là người rất hiểu và yêu cái đẹp của nghệ thuật quilting”.

chiec-vi-nho-xinh-duoc-ghep-vai-khau-tay-mon-do-handmade-dung-di-ma-tinh-te.jpg
Chiếc ví nhỏ xinh được ghép vải, khâu tay-món đồ handmade dung dị mà tinh tế. Ảnh: Minh Châu

Nhiều sản phẩm thủ công của chị Lan Anh còn mang theo những câu chuyện riêng. Có người gửi quần áo cũ của con để chị cắt, ghép thành một tấm chăn kỷ niệm. Có người đặt làm chăn hoa để giữ gìn chút ký ức về người thân… “Mỗi mũi khâu là một câu chuyện. Mỗi mảnh vải là một mảnh ký ức. Chiếc chăn không chỉ để ấm, mà còn để yêu”-chị Lan Anh đúc kết.

Với chị Lan Anh, may vá không chỉ là sở thích mà là liệu pháp “chữa lành”. Chị bộc bạch: “Tôi tìm thấy sự bình yên khi ngồi may vá. Nhất là lúc phối màu để tạo ra những chiếc túi, tấm chăn nhiều màu sắc-giống như một cuộc chơi với màu sắc, rất thư giãn tâm trí. Nếu sản phẩm làm khách hài lòng, tôi hạnh phúc lắm. May vá thủ công mang lại nhiều cảm xúc rất khó tả, làm tôi hứng khởi hơn, yêu đời hơn”.

may-va-khong-chi-la-so-thich-ma-con-giup-chi-lan-anh-tim-lai-nhung-phut-giay-binh-yen.jpg
May vá không chỉ là sở thích mà còn giúp chị Lan Anh tìm lại những phút giây bình yên. Ảnh: Minh Châu

Là người yêu thích sản phẩm may tay và cũng là khách hàng thân thiết của chị Lan Anh, chị Nguyễn Thị Kim Phượng (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Ai nhìn thấy những chiếc thảm hay chăn khâu tay cũng phải trầm trồ. Đó không chỉ là vật dụng thường ngày, mà thực sự là những tác phẩm nghệ thuật, được tạo nên từ sự tỉ mỉ, kỳ công và cách phối màu rất tinh tế”.

Cộng đồng những người yêu nghệ thuật quilting ở phố núi Pleiku hiện khá đông đảo, nhất là sau dịch Covid-19. Chị Lan Anh luôn sẵn lòng hỗ trợ các thành viên về kỹ thuật, kinh nghiệm để mọi người có thể hoàn thiện sản phẩm vừa ý. Ngược lại, chị cũng học hỏi thêm cách phối màu sắc, tạo mẫu để làm ra những sản phẩm quilting đa dạng và đẹp hơn.

Trong nhịp sống hiện đại, khi mọi thứ có thể dễ dàng mua sẵn, không còn nhiều người kiên nhẫn ngồi hàng giờ để tỉ mỉ khâu vá, ghép từng mảnh vải nhỏ. Chính vì vậy, những sản phẩm khâu tay như quilting lại càng mang giá trị riêng.

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null