Chung vai một gánh hai quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. Tập sách dày 182 trang với 11 truyện ngắn, trong đó một số truyện đã được in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Đây là phần thưởng dành cho Nhà văn Hương Văn (cô giáo Văn Thị Hương, quê TX Hoài Nhơn).

Truyện ngắn là thể loại văn học được bạn đọc yêu thích bởi dung lượng tự sự cô đọng phù hợp với điều kiện phát triển công nghệ thông tin. Nhưng không vì thế, mà hầu hết truyện ngắn của Hương Văn nhằm thỏa mãn nhu cầu cảm thụ của độc giả trong cái nhìn khách quan từ một vài sự kiện để nói lên cuộc đời con người với mối quan hệ thân thương trong một mái ấm gia đình, từ công việc xã hội làm nên nhân cách rất bình dị, rất dân dã mà rất được trân quý, ngợi ca, và nhắc nhở.

 

Từ một nhân vật Út Mây trong truyện ngắn cùng tên được sinh ra trong gia đình có 4 chị em gái, kính yêu cha, gần gũi má, thấu hiểu tấm lòng má, đã cùng cảm hóa được người cha cứ phải tự đày đọa mình trong men rượu vì không có con trai. Cho cái kết thật dí dỏm khi người yêu của Út Mây là công an mà trước đây chưa dám giới thiệu với gia đình, hôm gặp mặt cha vui vẻ tại nhà chị Hai, nài nỉ lắm Út Mây mới khoe tấm hình chụp chung, má ngạc nhiên và thắc mắc hoài: “Ủa. Người mà bây biểu gọi tới để “xử” ổng là chú công an nầy sao Út?”. 

Riêng “Thụy của tôi” viết về hai nhân vật “tôi” quen “Thụy” qua mạng xã hội Yahoo bằng những câu chuyện kể hấp dẫn sau mỗi ngày leo núi bở hơi tai điều khiển công nhân lắp đặt hệ thống viễn thông ở vùng cao An Lão, Vĩnh Thạnh. Tôi thấu hiểu và cảm thông cho người đàn ông có gia đình riêng đầy khó khăn, chọn công việc là niềm vui trong ngày. “Thụy bảo với tôi: “Anh yêu Bình Định lắm!” Mảnh đất hiền hòa và nhiều tiềm năng này khiến anh càng sống càng thấy gắn bó. Nếu không có gì cản trở, hoặc là tôi chấp nhận về quê “nuôi cơm” cho Thụy; có lẽ, anh đã không trở ra Yên Bái. Tôi thốt lên: “Thụy điên!”. Chúng tôi lại cười nắc nẻ”… Để những ngày sau này, cùng với đoàn từ thiện trở lại An Lão, vùng đất đã thành ký ức của Thụy, trên đầu là những dây cáp treo lơ lửng, hệ thống viễn thông cũng gần như phủ sóng rộng khắp. Món cá niên nướng béo ngậy Thụy kể, giờ lại thơm phức, đĩa rau dớn xào giòn giòn, chát chát vẫn còn nhẫn nhẫn nơi cổ họng.

Như thể bao đời, trong cách dẫn truyện ngắn “Người hai quê” được chọn tựa đề cho cả tập là dấu ấn khó quên những tủi hờn thân phận người phụ nữ quê mình quê chồng xa xôi đầy gắn bó máu thịt, luôn là sự lặp lại sao cho hài hòa bên nội bên ngoại, bên nhớ bên thương. Để không còn “trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” như thuở nào.

“Người hai quê” là tập truyện ngắn thứ hai sau tập đầu tay “Vị đời” (NXB Hội Nhà văn 2020), Hương Văn tái hiện sinh động không gian quê nhà, thể như truyện “Giữa mùa sen nở” âm ỉ cháy trong cảm xúc, chút ngọt ngào tận hiến hương sen của nhà văn gửi lại bên đời. Hình tượng “lửa” thắp sáng trong các truyện ngắn của Hương Văn lúc âm ỉ, lúc bừng lên…, đủ nhen nhóm sưởi ấm tình người xích lại bên nhau mà sẻ chia mà vun đắp.

NGUYỄN THỊ PHỤNG

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null