Mắm cua đồng xứ Nẫu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mắm là món ăn quen của người Việt. Không có mắm khó nuốt cơm. Với người Bình Định, mắm cua đồng là món mắm đậm tình xứ Nẫu bậc nhất.

Mắm là món ăn quen của người Việt. Không có mắm khó nuốt cơm. Với người Bình Định, mắm cua đồng là món mắm đậm tình xứ Nẫu bậc nhất.

Người Bình Định đi xa gặp nhau, lúc vui chuyện bao giờ cũng nhắc tới mắm cua đồng. Ngày hè đất ruộng nẻ chân chim, sau mấy trận mưa rào nước đủ ngập chân rạ, chừng tuần sau ruộng đã cơ man cua đeo bám những gốc rạ còn sót sau mùa gặt trước. Cua đồng không lớn nhưng chừng mươi con cua kềnh xiên que tre đặt lên bếp đủ làm mồi cho cha vui vài chén rượu với láng giềng; được mươi con cua cái tiện tay gỡ yếm, lột mu, thịt trắng tinh, gạch vàng ươm, mẹ có thể nấu nồi canh ngọt lịm.

Bánh đa cua đồng là đặc sản xứ Bắc, nhất là Hải Phòng. Bún riêu cua là món ngon của cả ba miền. Nhưng khi nói bắt cua đồng làm mắm, chắc khó nơi nào qua mặt dân Bình Định. Hai người ra ruộng chừng tiếng đồng hồ, chịu khó chăm chỉ thế nào cũng bắt được lưng giỏ cua.

Mắm cua đồng thường được chia làm hai loại, mắm kho và mắm chua. Mắm cua đồng kho là loại vừa chế biến xong để trong mát một buổi cho lên men rồi mang đi kho. Mắm cua đồng chua là loại sau khi làm xong được chứa trong hũ trong chai rồi đem dang nắng hoặc dựng góc bếp lấy hơi ấm cho lên men thành mắm để dành ăn dần. Dù kho hay chua, phần đầu khâu chế biến từ con cua đến lúc ra nguyên liệu để làm mắm giống y nhau. Và những người biết ăn, chịu được sự nặng mùi mắm thường chọn mắm cua đồng chua.

Muốn mắm ngon, khi làm sạch cua xong, người ta sẽ giã cua chứ không xay (nếu xay, vỏ cua nát mịn, ra vôi sẽ làm nước cua lợn cợn, tạo vị chát, kém thơm). Đến bước này, nếu muốn làm mắm cua chua thì cho muối vào hơi mặn rồi đong vô chai sau đó mang phơi nắng hoặc hong góc bếp. Làm kiểu này có thể để lâu ngày. Lúc nào ăn thì mang ra kho.

Người xứ Nẫu thường làm mắm cua để ăn trong ngày. Cua sau khi giã, rây, lược lấy nước, người ta cho thêm muối vừa ăn rồi đổ ra xoong, dùng miếng vải xô đậy miệng rồi để chỗ mát vài giờ đồng hồ cho lên men, khi kho mắm sẽ dậy mùi, thơm nức mũi. Độ nửa giờ sau khi nồi mắm bắt đầu sôi, người nấu xắt mỏng những bẹ măng vòi cho vào, thêm mấy con cá tràu cửng hoặc rô đồng nướng, thịt ba chỉ luộc xắt nhỏ bằng đầu đũa, chút tiêu xay, hành tím hoặc củ nén giã dập, ớt trái và nêm thêm muối nếu thấy chưa vừa miệng rồi đun thêm mười lăm phút trên lửa nhỏ để xoong mắm lúc nào cũng sôi liu riu. Lúc sắp bắc xoong mắm xuống, có thể nêm thêm chút bột ngọt cho đậm đà. Đặc biệt, đừng quên mấy lá gừng tươi xắt chỉ cùng vài lát củ gừng sẻ thả vào.

Mắm cua đồng thường được dùng để ăn với bún tươi. Khi ăn, thêm trái ớt sừng đỏ. Đã ngon càng ngon! Mắm cua đồng cũng là món đưa cơm cực hao. Những ngày mưa giữa hè, giàn bí hoặc luống rau lang trắng ngoài vườn được tưới nước trời vừa bắn tược, mẹ hái mớ đọt non mang luộc để các con được bữa chấm lút gắp rau trong chén mắm. Giữa mâm cơm xưa, mẹ bày trã cá lúi sông Côn kho nghệ. Cơm thì mẹ nấu bằng gạo lúa trì mới gặt. Chắc chắn cả nhà chỉ đứng dậy khi đáy nồi chỉ còn hột cơm cuối cùng.

Bạn đọc của tôi ơi, bạn từng thưởng thức mắm cua đồng xứ Nẫu chưa? Nếu chưa mời bạn thử một lần cho biết nhé. Bạn là con dân xứ Nẫu ư? Đã bao lâu rồi bạn chưa nghe hương mắm cua thoảng ngang qua người, bạn còn nhớ chứ…

ĐOÀN NGỌC THÀNH

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null