Nhớ những chuyến tác nghiệp ở rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngót nghét 15 năm công tác tại Báo Gia Lai, tôi đã tác nghiệp trên mọi địa hình, thời tiết nhưng những chuyến đi thực tế ở núi rừng để lại nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất.

Mỗi chuyến đi là một lần gian nan, song cũng là những khoảnh khắc đáng nhớ về sự gian truân của nghề, về tình người thấm đẫm hay sự hùng vỹ của đại ngàn.

Những ngày này, trong không khí hân hoan kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, trong tôi lại bồi hồi khi nhớ về những chuyến đi rừng tác nghiệp để viết bài về công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, phản ánh đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số gắn liền với rừng, hay đơn giản là ghi lại vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của đại ngàn. Tất cả ùa về, sống động như thể mới hôm qua.

20210425-145039.jpg
Chinh phục ngọn núi ở huyện Krông Pa. Ảnh: T.D

Tôi nhớ nhất là 2 lần cùng cán bộ, nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ leo mấy ngọn núi cao trong lâm phần đơn vị này quản lý ở huyện Chư Păh. Lần đầu leo núi là để phản ánh công tác quản lý, bảo vệ rừng trên đỉnh núi Chư Prông. Hành trình chinh phục ngọn núi cao khoảng 1.200 m so với mặt nước biển qủa gian truân. Con đường lên đỉnh núi lởm chởm đá và có nhiều đoạn dốc dựng đứng. Muốn lên núi phải đi bộ hoặc dùng loại xe máy độ chế. Trên đường lên đỉnh núi, nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ phát cho chúng tôi những cây gậy và hướng dẫn một vài kỹ năng khi leo núi như chỉ uống ít nước khi khát, bẻ cành cây làm dấu phòng khi bị lạc đường…

Hơn 2 giờ đi bộ, đoàn chúng tôi mới đến đỉnh núi. Mồ hôi nhễ nhại trên cơ thể, đôi chân mỏi rã rời. Trên đỉnh núi có một chiếc lều dựng tạm bằng bạt và cây rừng. Một chiếc chiếu trải giữa lều, cách mặt đất bởi lớp lá cây. 3 cái chăn và màn được xếp gọn gàng đặt trên chiếc chiếu. Trước cửa lều có nhiều cây to với vài chiếc võng buộc ngang thân. Một cái kệ đan sơ sài bằng cây rừng đặt trên cây lộc vừng dùng để bỏ xoong nồi, chén bát, gạo, mì tôm, cá khô... Dưới mặt đất là một bếp với 3 cục đá để nấu ăn. Đây là nơi các cán bộ, nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ ở lại trong các chuyến đi tuần tra, quản lý bảo vệ rừng.

Đêm buông xuống, gió thông thốc thổi, chúng tôi nằm co ro trong lều. Đống lửa được đốt lên nhưng không đủ sưởi ấm trong đêm dài gió lạnh. Chập chờn giấc ngủ, nhiều lần, tôi đi nhặt thêm củi cho đống lửa thêm sức nóng. Nghe nhân viên bảo vệ rừng tâm sự, mức lương chưa tương xứng dù dấu chân tuần tra in hằn giữa hàng ngàn ha rừng; rồi chuyện đã từng có người bất ngờ phát bệnh, khiêng xuống núi, không qua khỏi mà lòng nặng trĩu tâm tư. Đến khi ngồi viết bài, khóe mắt tôi cứ cay cay.

20211130-094544.jpg
Có lần vào rừng đúng mùa mưa, chúng tôi phải vào nhà đầm của người dân đốt lửa sưởi ấm. Ảnh: T.D

Chúng tôi còn chinh phục một ngọn núi nữa ở huyện Chư Păh để ghi nhận công việc trồng rừng. Những người nhận trồng cây quyết định dựng lều ở dài ngày trên núi để thực hiện cho xong công việc. Khuôn mặt ai cũng xanh như tàu lá do nhiệt độ xuống thấp. Mỗi lần gió to, mấy túp lều ngả nghiêng theo. Nhìn bữa cơm trưa mà tôi cảm phục ý chí mưu sinh của những người trồng rừng. Không chén bát, mỗi người xới cơm vào túi nilon, bỏ thêm mấy con cá khô, rưới ít mắm mặn, dựa lưng vào gốc cây ngồi ăn ngon lành.

Một lần khác, tôi chinh phục đỉnh núi cao hơn 1.000 m ở lưng chừng trời trong lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai (thuộc địa phận xã Ia Khai, huyện Ia Grai). Nơi đây còn lưu dấu chiến tích của một thời khói lửa. Không chỉ là tấm bia tưởng niệm, hố bom, hang trú ẩn, hầm hào công sự, vỏ đạn..., mà dưới tán rừng già còn là nơi an nghỉ của các chiến sĩ Tiểu đoàn 631 thuộc Mặt trận Tây Nguyên.

Chạm ngõ vùng đất linh thiêng, oai hùng một thời đạn bom nhưng đến nay còn ít người biết đến khiến trong tôi dâng đầy xúc cảm. Một bài viết được tôi thực hiện thay nén nhang bày tỏ lòng tưởng nhớ, tri ân những người con đất Việt đã hy sinh vì Tổ quốc. Đây cũng là lời cảm ơn với nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai đã không quản ngại khó khăn, hỗ trợ tôi trong chuyến đi. Họ cũng như tôi, sau hành trình này, trên cơ thể có nhiều vết cứa của cây rừng.

thap-nhanh-tuong-niem-tai-liet-si-hi-sinh-vi-to-quoc-tren-dinh-ngon-nui-cao-hon-1000-m.jpg
Một nén nhang bày tỏ lòng tưởng nhớ, tri ân những người con đất Việt đã hy sinh vì Tổ quốc. Ảnh: T.D

Lại nhớ có dịp, tôi theo chân một nhóm người đi câu cá tại khu vực hồ chứa Ia Mlah (huyện Krông Pa). Một đêm ở lại trong rừng đã cho tôi những trải nghiệm thú vị. Hóa ra, nghề câu cũng lắm công phu. Trước khi đi câu, mỗi người phải chuẩn bị mồi câu bằng cách ủ cám 2-3 ngày. Tất cả được chất lên xe chở đi cùng lỉnh kỉnh nồi niêu, võng, màn, bạt làm lều. Đến nơi, dân câu chọn điểm dựng trại rồi bắt đầu thả cần.

Trong đêm tối tĩnh lặng, mỗi người chọn cho mình một góc để quăng mồi dụ cá. Nếu câu cá phá hoặc cá trê, cá lóc thì dùng mồi là giun, dế, lòng gà…; nếu câu cá trôi, rô phi, cá chép thì dùng mồi cám đã ủ chua. Thả xong mồi câu, họ tụ về đống lửa ngồi trò chuyện. Lâu lâu, họ thăm cần hoặc chờ tiếng chuông báo gắn ở cần phát ra thì lao về phía cắm cần kéo cá lên.

Đêm giữa đại ngàn tĩnh lặng. Lâu lâu gió rừng thông thốc thổi mang theo hơi nước hồ lạnh tê tái. Tôi cùng nhóm bạn câu quây quần bên ánh lửa bập bùng, cùng sưởi ấm và ăn tối. Một bữa ăn đáng nhớ với những sản vật của sông núi Krông Pa. 2 chiếc nồi được mang theo để nấu cơm và canh. Canh là rau dại mọc trong rừng. Thức chấm là một tổ kiến vàng mới bắt từ trên cây giã nhỏ với muối, ớt rừng, lá é, sả... Thức ăn là những con cá mới dính câu. Một vài dân câu hướng dẫn tôi cách sinh tồn trong rừng, từ chọn hướng, làm dấu khi bị lạc đường, đến các loại cây có thể ăn, cách tìm nguồn nước uống và tạo lửa.

20231103-164502.jpg
Hình ảnh một cây rừng bị hạ trái phép được tôi chụp lại. Ảnh: T.D

Cũng có nhiều lần, tôi cùng đồng nghiệp đi bộ cả 10 km trên con đường mòn dẫn vào rừng sâu để tìm hiểu tình trạng khai thác lâm sản trái phép. Đường đi trơn trượt, dốc đứng, có đoạn phải bám vào rễ cây, dây leo để vượt qua. Phát hiện địa điểm cây rừng bị đốn hạ trái phép, cảm giác hồi hộp, sợ hãi nhưng cũng thật phấn khích, quên đi mệt mỏi. Ghi xong hình ảnh, chúng tôi rảo bước xuống núi trong ướt đẫm mồ hôi.

Có thể nói, những chuyến đi rừng, leo núi không chỉ là công việc mà còn là một phần cuộc sống của những người làm báo như tôi. Điều này rèn luyện cho bản thân tôi sự kiên trì, bản lĩnh và lòng yêu nghề. Ngồi ngắm nhìn những bức ảnh, thước phim đã ghi lại về những ngọn núi, cánh rừng có ghi dấu chân mình, lòng lại trào dâng một nỗi nhớ khôn nguôi. Tất cả đã trở thành hành trang quý giá để tôi tiếp tục dấn thân, mang đến cho độc giả những câu chuyện chân thực, sống động từ mảnh đất Gia Lai đầy nắng và gió này.

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

null