Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Sau thời gian ấp ủ, Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Lý Thành Long - Chủ nhiệm CLB Bài chòi dân gian TX Hoài Nhơn, kiêm Chủ nhiệm CLB Bài chòi dân gian phường Tam Quan và vợ ông - nghệ nhân Nguyễn Thị Lý, thành viên CLB Bài chòi dân gian phường Tam Quan, phối hợp với Ban Giám hiệu Trường THCS Tam Quan gầy dựng và thành lập CLB Em yêu làn điệu dân ca, bài chòi.

Học sinh là thành viên CLB Em yêu làn điệu dân ca, bài chòi Trường THCS Tam Quan trình diễn hội đánh bài chòi dân gian.

Học sinh là thành viên CLB Em yêu làn điệu dân ca, bài chòi Trường THCS Tam Quan trình diễn hội đánh bài chòi dân gian.

Lớp học “đặc biệt”

Sau hơn 2 tháng truyền dạy, ngày 21.6 vừa qua, buổi ra mắt, thực hành biểu diễn đầu tiên của CLB được cả thầy và trò trong trường đón nhận hào hứng. Tiếng sênh tiền, nhịp gõ mõ, song loan hòa trong câu thai bài chòi của học sinh hô hát, cùng các tiết mục biểu diễn dân ca qua những làn điệu: Lý thương nhau, hò ba lý, hò tát nước, lý con mèo, vọng kim lang… nhận được những tràng vỗ tay cổ vũ nồng nhiệt.

CLB gồm 18 thành viên, trong đó có 2 giáo viên phụ trách, 16 thành viên nòng cốt là học sinh các khối lớp 6, lớp 7, hoạt động dưới sự điều hành của Liên Đội trường và Ban Giám hiệu nhà trường, vợ chồng NNƯT Lý Thành Long truyền dạy miễn phí.

Thầy Nguyễn Hồng Tiến -Tổng Phụ trách Đội Trường THCS Tam Quan, Chủ nhiệm CLB, cho biết: “CLB sinh hoạt biểu diễn ngoại khóa hằng quý vào các ngày lễ, tết. Hằng năm, sẽ bổ sung thêm thành viên từ học sinh lớp 6 mới vào trường. Sau này, chúng tôi sẽ mở hướng giao lưu với các trường khác để tiếp thêm tình yêu dân ca, bài chòi cho học sinh, nâng cao ý thức gìn giữ di sản của cha ông cho lớp trẻ.

Các em được vợ chồng NNƯT Lý Thành Long uốn nắn từng câu hát, chỉnh từng nhịp phách, chỉ dạy kỹ thuật hô các làn điệu bài chòi cổ, như: Xuân nữ, xàng xê, cổ bản, hò quảng của bài chòi dân gian Bình Định, cùng những làn điệu dân ca Bình Định và Nam Trung bộ; giải thích cặn kẽ ý nghĩa của từng câu ca, từng điển tích ẩn sau mỗi lớp diễn xướng…

NNƯT Lý Thành Long chia sẻ niềm vui: “Thấy các cháu ham thích, tôi mừng lắm! Mình còn sức thì còn dạy, chỉ mong sao các cháu yêu thích và chịu học. Đối với vợ chồng tôi, việc dạy dân ca, bài chòi miễn phí cho thế hệ trẻ không chỉ là thỏa niềm đam mê mà còn là trách nhiệm của những nghệ nhân đang nắm giữ di sản. Sau này, tôi sẽ dạy thêm cho các cháu biểu diễn nhạc cụ dân tộc, để “vốn quý” của cha ông không bị mai một mà được truyền lưu mãi mãi”.

Nếu NNƯT Lý Thành Long là người “truyền lửa” chính, thì vợ ông - nghệ nhân Nguyễn Thị Lý là người giữ cho ngọn lửa ấy luôn nồng đượm, khi không chỉ lo toan việc nhà, mà còn là một “trợ giảng” đắc lực trong việc “cầm tay chỉ ngón”, động viên, khích lệ tinh thần để các em học dân ca, bài chòi.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Lý tâm sự: “Nhờ sự ủng hộ hết mình của Ban Giám hiệu, giáo viên nhà trường, vợ chồng tôi đã thỏa niềm ấp ủ bấy lâu nay là được truyền dạy nghệ thuật truyền thống cho học sinh. Nhìn lũ trẻ ham học, hô hát vững nhịp vợ chồng tôi mừng rơn, mọi mệt mỏi dường như tan biến hết!”.

CLB Em yêu làn điệu dân ca, bài chòi Trường THCS Tam Quan ra đời là nơi ươm mầm tài năng dân ca, bài chòi trong lớp trẻ. Ảnh: NGỌC NHUẬN

CLB Em yêu làn điệu dân ca, bài chòi Trường THCS Tam Quan ra đời là nơi ươm mầm tài năng dân ca, bài chòi trong lớp trẻ. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Lan tỏa tình yêu di sản

CLB Em yêu làn điệu dân ca, bài chòi Trường THCS Tam Quan ra đời, tạo nên mô hình sinh hoạt văn hóa lành mạnh, đến nay bắt đầu được nhiều học sinh hâm mộ. Em Lê Diễm Quỳnh, học sinh lớp 7A2, thành viên CLB, vui vẻ nói: “Lúc đầu theo học dân ca, bài chòi cũng thấy khó, nhưng càng học em càng thấy thích. Vui hơn nữa từ chỗ không biết gì, nhiều bạn trong CLB cũng như trong trường đã thuộc nằm lòng nhiều làn điệu lý, câu thai bài chòi…”.

Còn em Mai Sơn Trà, học sinh lớp 6A7, thành viên CLB, tâm tình: “Em thường nghe ông bà kể lại ngày xưa giải trí bằng hát dân ca, bài chòi, em thấy thích với những nét sinh hoạt văn hóa xưa kia. Khi trường tổ chức dạy dân ca, bài chòi em hăng hái tham gia. Nhờ được vợ chồng bác Long chỉ dạy tận tình, em đã hát được nhiều bài lý, biết hô bài chòi. Em rất vui khi được biểu diễn cho bạn bè và gia đình nghe”.

Niềm đam mê của vợ chồng nghệ nhân Lý Thành Long đã và đang góp phần thắp lên tình yêu dân ca trong học đường, để góp phần gìn giữ di sản quý báu của dân tộc. Thầy Nguyễn Quang Vũ, Hiệu trưởng Trường THCS Tam Quan, chia sẻ: “Việc làm của vợ chồng NNƯT Lý Thành Long vô cùng đáng quý, góp phần nuôi dưỡng mạch nguồn, thêm sức sống cho văn hóa truyền thống của quê hương. Nhà trường sẽ tiếp tục quan tâm để CLB hoạt động hiệu quả, nhằm lan tỏa tình yêu di sản văn hóa, giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho học sinh”.

ĐOÀN NGỌC NHUẬN

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null