Nhớ hương vị Tu Tra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dạo gần đây, tôi hay mơ về những kỷ niệm thời thơ ấu…

 Tỉnh dậy mà vẫn còn thấy vị ngọt của viên đường phổi nơi đầu lưỡi, mùi hăng hắc của hoa dã quỳ... Ảnh: Thiên Anh
Tỉnh dậy mà vẫn còn thấy vị ngọt của viên đường phổi nơi đầu lưỡi, mùi hăng hắc của hoa dã quỳ... Ảnh: Thiên Anh


Tỉnh dậy mà vẫn còn thấy vị ngọt của viên đường phổi nơi đầu lưỡi, mùi hăng hắc của hoa dã quỳ vàng rực ở cuối con đường nhỏ trước nhà hay cảm giác nhột nhột quanh chân của trăm ngàn hạt bắp khô bám quanh,…

Đó là buổi chiều má đi làm đồng về muộn, đưa 1.000 đồng sai tôi đi mua một gói mì về nấu với rau làm canh cho bữa tối. Tôi cầm 1.000 đồng nhảy chân sáo vì biết mình được thưởng 200 đồng tiền thối, sau khi đắn đo suy nghĩ rất lâu, lần nào tôi cũng quyết định mua đường phổi, vì được tận hai viên, mà chỉ cần cắn một góc nhỏ xíu là đã ngọt cả một lúc lâu. Đó là buổi chiều nắng dịu nhẹ của những tháng cuối năm, khi hoa dã quỳ nở rộ như phủ một tấm thảm vàng óng trên các ngọn đồi, quanh con đường làng. Tôi hái một bó hoa to đưa con Hoa cầm, rồi gắn một bông bên tai nó nữa, bắt nó ngồi sau chiếc xe đạp được bọn tôi trang trí bằng cách gắn hoa vào bánh xe, giỏ xe… Thằng Dũng đang lơ ngơ đứng gần bị bọn tôi bắt lên xe, chở con Hoa chạy quanh đường làng trong tiếng cười vang và giọng vè “Cô dâu chú rể, làm bể bình bông, đổ thừa con nít, bị đánh tét đít” của cả đám. Đó là mùa thu hoạch bắp, ba mẹ tôi đánh bắp, khơi khô rồi đổ vào cả một gian nhà để trữ chờ giá lên mới bán. Mấy anh em tôi thi nhau đi trong nhà bắp coi ai đi nhanh nhất, những hạt bắp khô ngập lên cả ngang người tôi, tôi nói với hai anh: “Nhìn giống tụi mình đi tắm biển anh ha”, hai anh cười nói: “Tắm biển nhanh đi rồi ra tắm lại chứ ba má về thấy bị la á”.

Tôi nhớ ra, hôm trước mới về nhà gặp con Hoa đang vội chở con đi học chỉ kịp đưa tay chào từ xa, thằng Dũng nhe răng cười hồn nhiên khi đang chạy máy cày đi cắt cỏ cho bò ngang qua nhà má tôi, anh tôi đang vắt sữa bò, mấy bạn tuổi teen đang tạo dáng chụp hình bên các bụi hoa dã quỳ. Hơn hai mươi năm đã qua rồi đó sao, vậy mà tôi ngỡ như ngày hôm qua. Mọi thứ đã thay đổi nhiều, con đường làng khang trang hơn, trẻ con giờ nhìn sạch sẽ, tinh tươm, không còn chơi mấy trò lấm lem quần áo như bọn tôi thuở xưa, chắc cũng không còn nâng niu như báu vật từng viên kẹo, viên đường như tôi đã từng. Nhìn vào gương, loáng thoáng nhiều sợi tóc bạc, nếp nhăn nơi khóe mắt ngày càng sâu…

Tôi nhớ tuổi thơ, cuối tuần này tôi sẽ về nhà ăn cơm má nấu, ngắm hoa dã quỳ, thăm con đường làng, luống hoa cải và ghé nhà con Hoa, thằng Dũng chơi nữa. Nhìn dáng ba đang lúi cúi tỉa cây bông giấy, cây trà my trước sân nhà, má đang quét sân, cho gà ăn, tưới rau, tôi muốn mình mãi là cô bé lên mười ngày nào, tôi không muốn lớn lên với bao lo toan, tính toán, ganh đua thường ngày. Thằng Dũng vừa chạy xe ngang qua nhà, thấy tôi nó nói với theo: “Lại về chụp hình hoa quỷ già hả mày”, con Hoa thì trả lời tin nhắn: “Thôi tao ngán hoa quỳ lắm rồi, hôi thấy bà”. Bọn nó đang sống, lớn lên, trưởng thành trên chính mảnh đất quê hương, nơi chất chứa biết bao kỷ niệm thuở thơ ấu nên không cảm nhận được sự thiêng liêng của mọi điều hiện hữu quanh mình đó thôi.

Còn tôi, đứa vẫn hay hoài niệm, mơ mộng với hoa cỏ, ký ức bởi tôi nâng niu những báu vật tôi đang có. Với tôi, điều đó hơn cả những buổi tiệc tùng sang trọng, những buổi shopping thỏa thích, những chuyến du lịch hạng sang ở những nơi được xem là điểm đến mơ ước, hấp dẫn nhất nhì thế giới... Bởi, ở những nơi rất đẹp đẽ, xa hoa đó không cho tôi hương vị nồng ấm của tình thân, mùi vị ngọt ngào của tuổi thơ. Đó là mùi vị quê hương. Chào Tu Tra, tôi đi, mai tôi lại về, nhớ lắm, thương lắm, dù vẫn đang sống, đang cảm nhận hương vị quê hương ngay bên cạnh mình.


 

 


Theo ĐINH THỊ THÙY VÂN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.