Hoài niệm mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Pleiku đã vào mùa mưa. Những cơn mưa thầm thĩ rớt vào đêm, khi con người đang chìm sâu trong giấc ngủ. Tiếng mưa rơi như vỗ về giấc mơ còn đang dang dở. Để sáng ra, nằm nghe tiếng rào rào trên mái tôn trước hiên nhà mà chỉ muốn cuộn mình trong chăn ấm “nướng” thêm chút nữa. Có lẽ vì thế, Pleiku được nhiều du khách bầu chọn là “Thành phố ngủ ngon nhất” ở Việt Nam. 


Nhớ những cơn mưa dầm dề ở Pleiku của hơn hai mươi năm về trước. Mưa triền miên ngày này nối tiếp ngày kia không có dấu hiệu ngơi nghỉ. Suốt mùa mưa, bầu trời luôn xám đục, ầng ậng ước. Đồ đạc trong nhà bằng gỗ, mây hầu như đều ẩm mốc mang theo mùi khó chịu. Nhất là những ngày mưa đến trường, nỗi ám ảnh của chị em tôi là sợ quần áo chẳng kịp khô. Nhà lúc đó không có điều kiện nên bố mẹ chỉ sắm sửa mỗi năm 2-3 bộ đồ đi học. Có nhiều lúc phải đem quần áo còn ẩm vào bếp hong cho nhanh khô. Khi mặc vào, mùi ẩm mốc quện lẫn với mùi khói bếp, lúc ấy chỉ sợ bạn bè chê cười. Nỗi mặc cảm ấy đôi lúc còn len lỏi vào cả giấc mơ.

Những tháng mưa ấy, vườn nhà lúc nào cũng rờm rợp rau xanh, bầu bí, chỉ cần đội nón cắp rổ ra vườn là đã có một nồi canh ngon lành. Vẫn nhớ mãi một buổi tối năm xưa, trời mưa tầm tã, bố đi làm về muộn, thấy hai chị em tôi đang ngồi ăn cơm với đĩa su su luộc chấm muối. Bố ứa nước mắt, bảo hai đứa dọn cơm cất đi rồi chở đến quán phở đầu đường. Mùi thơm và vị ngọt của tô phở hôm đó còn lưu luyến mãi đến tận bây giờ. Thời ấy, phở là một thức quà xa xỉ đối với những đứa trẻ như tôi. Chắc hẳn, để trả tiền 2 tô phở đó, bố đã phải làm việc cật lực cả mấy ngày sau.

Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang

Mưa xuống, hoa màu vụt tươi tốt, chẳng những vườn rau xanh um mà những bụi hoa cũng thi nhau nở. Nhớ mãi những chùm thạch thảo đơn cánh tím biếc trong mưa. Cái màu tím ấy day dứt mãi cho đến hôm nay. Nói đến tím lại nhớ đến quay quắt những chùm bằng lăng tím ngát đong đưa trong màn mưa giữa đất trời Pleiku. Ngày đó, tôi bắt đầu biết mơ mộng. Những hẹn hò của mối tình đầu đều mang hình ảnh bằng lăng vào giấc ngủ. Đôi ba lần nhận được những cành bằng lăng thấm đẫm nước mưa từ tay của anh, để rồi lặng lẽ âm thầm mà thương mãi. Giờ đây, mỗi lần trời mưa, đi ngang cây bằng lăng đầu đường Hoàng Hoa Thám, khi mọi biến cố trong cuộc đời đã lắng lại thì kỷ niệm xưa loáng thoáng hiện về. Cây vẫn đó, hoa vẫn đến theo mùa. Còn người thì đã ở vào “thì quá khứ”. Một quá khứ đẹp đến nao lòng và buồn đến ngác ngơ.

Con người ta thường đắm đuối vào những mong manh mơ hồ của kỷ niệm để mà luyến nhớ. Có những kỷ niệm trơn trượt theo thời gian, có những kỷ niệm còn neo đọng mãi. Tuổi thơ là một món quà vô giá của bất cứ ai. Và có lẽ mỗi người đều có một cách ấp ủ thơ ấu của riêng mình. Khi ngồi gõ những dòng này, trong đầu tôi lại tràn ngập hình ảnh những vùng nước trũng đỏ quạch, những đoạn đường ngập nước sau mưa lố nhố trẻ con hò hét chơi đùa. Nào là thuyền giấy, nào là lá mít, lá bơ, lá xoài… được làm thuyền thả theo bao nhiêu tiếng cười trong vắt. Dẫu mỗi lần dầm mình trong mưa như vậy, bọn trẻ con chúng tôi đều bị “ăn đòn”. Nhưng rồi đâu lại vào đấy ở những ngày mưa nối tiếp. Ký ức loang loáng nước với những hồn nhiên thơ dại khiến tôi nhớ mãi. Nhớ để mà thương tuổi thơ của con bây giờ giữa chật chội phố phường và công nghệ 4.0.

Mưa Pleiku đã khác nhiều bởi biến đổi khí hậu. Không còn dai dẳng triền miên như những tháng năm xưa, mưa bây giờ vài ba ngày trời lại hửng, nắng lại rót mật và không gian bừng sáng. Cũng chẳng biết như thế sẽ tốt hơn hay xấu hơn đối với cuộc sống con người. Bởi mưu cầu của mỗi người mỗi nghề đều không giống nhau. Nhưng mỗi lần nằm nghe mưa rơi, lòng tôi bỗng chùng lại với bao hoài niệm. Có lẽ mưa thường gợi buồn, nên ký ức có dịp sống dậy để khơi gợi những nỗi niềm. Mà ký ức nào cũng là những phần đời đã sống. Nên mình nâng niu tất cả những thăng trầm. Để biết, mưa Pleiku cũng là những niềm yêu…

NGÔ THANH VÂN

Có thể bạn quan tâm

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.