Phục hồi kỷ niệm để thương để nhớ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau 2 cuốn sách Sài Gòn dòng sông tuổi thơ và Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian, nhà văn Lê Văn Nghĩa ở tuổi 67 tiếp tục ra mắt tạp bút Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành đầu xuân Canh Tý. Hơn 400 trang sách là những ký ức vừa rộn ràng vừa xôn xao về đô thị nhộn nhịp nhất phương Nam.
 

Đầu tiên phải khẳng định, giá trị vượt trội của Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ là tư liệu. Thế nhưng, ngoài tư cách một người sưu tầm cẩn trọng, nhà văn Lê Văn Nghĩa còn thể hiện đầy đủ phẩm chất một nhân chứng tha thiết yêu thành phố này. Đọc Rạp hát - những thiên đường tuổi nhỏ, người ta ngỡ ngàng vì bây giờ TPHCM đang mất dần các địa chỉ văn hóa lừng lẫy một thời như Vĩnh Khánh, Nam Quang, Thủ Đô, Lệ Ngọc, Đại Đồng, Long Vân… Đọc Mua một giấc mơ, người ta thích thú vì hiểu thêm về nghề bán vé số ở thành phố từ ngày nghệ nhân Trần Văn Trạch còn hát “triệu phú đến nơi, chỉ mươi đồng thôi, mua lấy xe nhà, giàu sang mấy hồi”… Đọc Đi ngược về những cái tên, người ta bồi hồi về những địa danh đang phai mờ theo tốc độ công nghiệp hóa, từ Xóm Lách, Xóm Cải, Xóm Chỉ, Xóm Củi đến Lò Siêu, Lò Gốm, Lò Lu, Lò Than…

Lối viết tạp bút sở trường của nhà văn Lê Văn Nghĩa là nhân sự kiện đang diễn ra mà khơi gợi lại những điều chìm khuất trong quá khứ. Ví dụ, khi có hầm vượt sông Sài Gòn thì Nhớ lại một con phà để kể chuyện đi lại của người dân Thủ Thiêm trước đây.... Vốn quen nghề báo, nhà văn Lê Văn Nghĩa có phương pháp sưu tầm tài liệu khá chỉn chu và lớp lang. Cho nên, từ tài liệu riêng, ông triển khai thành đề tài hấp dẫn như Phở trong văn chương và báo chí Sài Gòn, Quảng cáo - rao vặt trên báo Sài Gòn xưa, Giai phẩm xuân học trò hoặc Tuần báo Nhân Loại trong dòng văn học Sài Gòn, Thuở ban đầu của nhạc nước ngoài lời Việt. Mặt khác, nhà văn Lê Văn Nghĩa biết đối chiếu các nguồn tài liệu, để tài liệu báo chí và tài liệu văn học được tương tác và tôn vinh nhau.

Tuy nhiên, vẫn phải nhấn mạnh lần nữa, tạp bút của nhà văn Lê Văn Nghĩa chỉ thực sự phô diễn hết bản sắc khi giá trị tài liệu được kết hợp với giá trị nhân chứng. Tạp bút nào chỉ đơn thuần giá trị tài liệu thì khô khan (như Về một bài thơ gây chấn động), còn tạp bút nào chỉ đơn thuần giá trị nhân chứng thì lãng đãng (như Cơn mưa trong đời). Khép cuốn Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ, độc giả chắc chắn vẫn bâng khuâng về vẻ đẹp năng động và hào hiệp của TPHCM khi cùng nhà văn Lê Văn Nghĩa hoài niệm Hương gây mùi tết hoặc Bữa cơm bình dân.

Theo LÊ THIẾU NHƠN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Nhạc sĩ Quốc Dũng - thần đồng âm nhạc - đã ra đi

Nhạc sĩ Quốc Dũng - thần đồng âm nhạc - đã ra đi

Được coi là một trong những “Thần đồng âm nhạc” của Việt Nam, suốt hơn 70 năm nơi “cõi tạm”, nhạc sĩ Quốc Dũng đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người yêu nhạc không chỉ bởi những ca khúc được yêu thích mà còn ở phong cách làm nghề đầy cá tính. Ông đã góp phần khai sinh ra dòng nhạc trẻ Việt Nam.
Gom bốn mùa vào thu

Gom bốn mùa vào thu

(GLO)- “Cảm xúc mùa thu” là chủ đề triển lãm mỹ thuật do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND thị xã An Khê khai mạc vào sáng qua (25-9) tại Nhà trưng bày Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo. Song, mùa thu như chỉ là cái cớ để triển lãm tập hợp, phô diễn vẻ tươi đẹp của đất trời, con người Tây Nguyên trong cả 4 mùa, mang đến cho người thưởng lãm những rung cảm sâu sắc.
Thơ Đào An Duyên: Miền thổ cẩm

Thơ Đào An Duyên: Miền thổ cẩm

(GLO)- Thơ của Đào An Duyên tràn đầy sắc màu, hình ảnh của thiên nhiên. "Miền thổ cẩm" không chỉ đem lại hình ảnh của những đôi tay khéo léo bên khung dệt mà còn tái hiện cả một không gian văn hóa rộng lớn của đại ngàn Tây Nguyên.
Gương mặt thơ: Đỗ Xuân Thu

Gương mặt thơ: Đỗ Xuân Thu

(GLO)- Ông là người viết thuộc vào hàng chưa tới chục người có nhiều sách nhất trong số hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay với 34 đầu sách gồm: 12 thơ, 10 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 3 thể loại khác.
Bên lầu Ông Hoàng nhớ Hàn thi sĩ

Bên lầu Ông Hoàng nhớ Hàn thi sĩ

(GLO)- Tôi may mắn vừa đến thăm lầu Ông Hoàng gắn liền chuyện tình của thi sĩ tài hoa bạc mệnh Hàn Mặc Tử và giai nhân Mộng Cầm ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chuyến thăm để lại trong tôi khá nhiều suy nghĩ và cảm xúc.
Để văn chương đến với thế giới tuổi thơ

Để văn chương đến với thế giới tuổi thơ

(GLO)- Viết cho thiếu nhi thực sự không hề đơn giản và khó thể hiện thành công nếu không thực sự đắm mình vào thế giới tuổi thơ. Đây là lý do khiến các tác phẩm dành cho thiếu nhi trong cả nước chưa đa dạng, tại Gia Lai lại càng hiếm hoi. Làm gì để văn chương thật sự chạm vào thế giới tuyệt đẹp ấy là trăn trở của không ít người cầm bút.
Sắc màu Tây Nguyên giữa lòng Hà Nội

Sắc màu Tây Nguyên giữa lòng Hà Nội

(GLO)- Tôi vừa đến tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội). Tại đây, tôi thêm một lần được chiêm ngắm một số tác phẩm của các họa sĩ vẽ về chủ đề Tây Nguyên với nhiều ấn tượng thú vị.
Báo Đảng các tỉnh, thành phố thảo luận về công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Báo Đảng các tỉnh, thành phố thảo luận về công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Ngày 18/9, tại thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Báo Vĩnh Phúc đăng cai tổ chức Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía bắc lần thứ 28, năm 2023 với chủ đề: 'Báo Đảng địa phương với nhiệm vụ tuyên truyền về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và làng văn hóa kiểu mẫu'.
Nóng nghề viết hồi ký cho người già

Nóng nghề viết hồi ký cho người già

Không phải là các nghệ sĩ, chính khách, người nổi tiếng..., bất cứ ai nếu muốn đều có thể xuất bản một cuốn hồi ký. Dịch vụ viết hồi ký bắt đầu phổ biến từ mấy năm nay. Nhóm khách là người già chiếm đa số, những người trẻ phần vì cuộc đời chưa có mấy chuyện để tổng kết, phần khác, họ thường thích tự viết hơn là nhờ người khác.
Sự chậm trễ đáng lo

Sự chậm trễ đáng lo

Vấn đề xâm phạm bản quyền được đặt ra với rất nhiều bức xúc tại hội thảo quốc tế 'Bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng' do Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á, Hội Xuất bản VN, Cục Xuất bản in và phát hành, Sở TT-TT TP.HCM đồng tổ chức vào ngày 15.9.