Hoa Tết mất mùa, người trồng điêu đứng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xã Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi, toàn xã hiện có hơn 100 hộ trồng hoa lay ơn với diện tích 20 ha.

Mưa dầm kéo dài hơn 2 tháng, khiến nhiều diện tích hoa lay ơn ở Quảng Ngãi, Đà Nẵng héo úa, chết hàng loạt; trong khi đó, "thủ phủ" hoa cúc ít thương lái đến hỏi mua khiến người dân lo lắng.

Theo thống kê của UBND xã Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi, toàn xã hiện có hơn 100 hộ trồng hoa lay ơn với diện tích 20 ha. Đây là một trong những nơi có diện tích trồng hoa lớn nhất miền Trung, cung cấp hoa cho nhiều tỉnh, thành miền Trung. Tuy nhiên, năm nay, do thời tiết mưa lớn kéo dài hơn 2 tháng khiến hoa bị hư hỏng nghiêm trọng. Những diện tích hoa còn sót lại cũng còi cọc, chậm phát triển, không kịp nở đúng vào thời điểm Tết Nguyên đán.

Ông Lê Văn Tèo (ngụ thôn Bình Đông, xã Nghĩa Hà) cho biết vụ hoa Tết năm nay, gia đình ông trồng 30.000 gốc hoa lay ơn nhưng mưa nhiều quá khiến rễ thối, rồi chuyển vàng và chết, hiện chỉ còn hơn 10.000 gốc. Do thời tiết bất lợi khiến hoa chết hàng loạt, nhiều hộ dân đang phải chuyển hướng sang trồng rau màu trong tháng giêng để bù đắp phần nào thiệt hại.

Ông Nguyễn Nhanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hà, cho biết trồng hoa Tết là nghề truyền thống của người dân xã Nghĩa Hà, với khoảng 40 ha diện tích trồng hoa, chủ yếu là lay ơn. Tuy nhiên, hơn 50% diện tích hoa lay ơn bị thiệt hại nặng do mưa kéo dài. "Hội Nông dân xã đang hướng dẫn bà con nhổ bỏ những cây hoa bị thối rễ để tránh lây lan, đồng thời tích cực chăm sóc các diện tích còn lại nhằm cứu vớt số hoa có thể phát triển" - ông Nhanh nói.

Hoa lay ơn ở xã Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi bị hư hỏng nặng, chậm phát triển do mưa kéo dài liên tục nhiều tháng qua. Ảnh: TỬ TRỰC
Hoa lay ơn ở xã Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi bị hư hỏng nặng, chậm phát triển do mưa kéo dài liên tục nhiều tháng qua. Ảnh: TỬ TRỰC

Trong khi đó, rất nhiều hộ trồng hoa cúc tại các xã Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ (huyện Tư Nghĩa), Đức Nhuận (huyện Mộ Đức) - nơi được xem "thủ phủ" hoa cúc Tết miền Trung, cũng lo lắng vì đến thời điểm cận Tết nhưng số lượng thương lái đến thu mua rất ít khiến hoa Tết ế ẩm.

Ông Nguyễn Văn Tuyên, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiệp, cho biết toàn xã có hơn 500 người trồng hoa với khoảng 250.000 chậu hoa cúc sẵn sàng cho Tết. Dù hoa cúc Nghĩa Hiệp được chứng nhận OCOP nhưng đa phần người dân trồng theo kinh nghiệm truyền thống, khó tiếp cận thị trường. Việc xuất bán phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Chỉ cần vắng người mua là bà con như ngồi trên lửa. Địa phương mong có cơ quan chuyên môn quảng bá, tăng đầu ra cho vựa hoa cúc lớn nhất miền Trung.

TP Đà Nẵng hiện có hơn 500 hộ dân trồng hoa phục vụ dịp Tết. Tại làng hoa Gò Giảng, thôn Dương Lâm 2, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, 30 hộ dân đang tất bật trồng đủ các loại hoa trên diện tích gần 5 ha. Tuy nhiên, thời tiết mưa nắng thất thường khiến nhiều hộ nông dân lo thất thu mùa hoa Tết.

Bà Nguyễn Thị Lài (trú thôn Dương Lâm 2) cho hay bình quân mỗi ha trồng hoa mang lại lãi ròng khoảng hơn 100 triệu đồng, gấp 5 lần so với trồng lúa và hoa màu các loại. Dù vậy, năm nay mưa dầm kéo dài khiến hoa bị yếu nên bà Lài chỉ dám đầu tư trồng 200 chậu hoa cúc đại đóa nhưng vẫn sợ lỗ vốn.

Ông Nguyễn Kim Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Đà Nẵng, cho biết nhiều năm qua, ngành nông nghiệp thành phố hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, phân bón, giống cây trồng, giúp bà con vay vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất; đồng thời kết nối với các trung tâm thương mại, giúp người trồng hoa có thị trường tiêu thụ ổn định. Hội Nông dân thành phố đã đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hàng ngàn lượt hộ vay gần 1.000 tỉ đồng đầu tư sản xuất - kinh doanh nhỏ lẻ, trồng hoa.

Theo Tử Trực - Hải Định (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.