Hỗ trợ giống cây trồng kịp thời cho nông dân sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tình trạng hạn hán xảy ra trong vụ Đông Xuân 2012-2013 khiến việc tái đầu tư sản xuất vụ mùa 2013 trở thành một thử thách không nhỏ. Vượt qua khó khăn này, nông dân vẫn tích cực xuống giống vụ sản xuất mới với mong ước sẽ có một vụ mùa thành công, bù đắp lại thiệt hại trong vụ Đông Xuân vừa qua.

Vụ mùa được xem là vụ sản xuất chính trong năm, dù nguy cơ xảy ra thiệt hại do thiên tai không hề nhỏ. Người nông dân đặt nhiều kỳ vọng thời tiết thuận lợi sẽ mang đến thành công trong sản xuất.

 

Làm đất chuẩn bị gieo trồng vụ mùa. Ảnh: N.D
Làm đất chuẩn bị gieo trồng vụ mùa. Ảnh: N.D

Theo kế hoạch, vụ mùa 2013, toàn tỉnh gieo trồng 192.172 ha cây trồng các loại, diện tích tương đương với vụ sản xuất trước đây. Tận dụng những cơn mưa đầu mùa, nông dân trong tỉnh đã gieo trồng được trên 89.947 ha cây trồng các loại, đạt 46,6% kế hoạch và bằng 101% so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Trong đó, tập trung chủ yếu là lúa rẫy 9.500 ha, lúa nước 9.279 ha… Cá biệt, nhiều địa phương có diện tích gieo trồng đạt cao như: Mang Yang 7.376 ha, đạt trên 77% kế hoạch; Chư Prông 11.216 ha đạt 62% kế hoạch; Ia Pa 11.156 ha đạt trên 62% kế hoạch; Krông Pa (19.346 ha) đạt 68% kế hoạch...

Có được kết quả này một phần nhờ các đơn vị cung ứng giống và vật tư nông nghiệp sớm hơn để người dân chủ động sản xuất. Đặc biệt là sự thay đổi lớn khi ngành Nông nghiệp và PTNT chủ động khuyến cáo nông dân các địa phương sử dụng các loại giống lúa, bắp và các cây trồng khác có thời gian sinh trưởng ngắn và trung ngày, không sử dụng giống dài ngày để giảm lượng nước tưới và nhất là giảm thiệt hại do mưa lũ gây ra vào cuối vụ.

Bên cạnh đó, ngành còn khuyến cáo người dân các huyện phía Đông và Đông Nam tỉnh không nên xuống giống sớm khi đất chưa đủ độ ẩm, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thời tiết gây ra.

Là một trong những địa phương có diện tích gieo trồng đạt cao, ông Nguyễn Văn Gặp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông cho hay: “Thiệt hại trong vụ Đông Xuân nhưng nông dân tự khắc phục sớm và nhờ sự cung ứng hỗ trợ kịp thời các loại giống cây trồng đúng thời điểm nên đã tạo ra nhiều nét khác biệt so với mọi năm.

 

Ảnh: Nguyễn Diệp
Ảnh: Nguyễn Diệp

Đặc biệt, vụ mùa này một số khu vực ở vùng thấp, trũng dễ ngập úng nông dân chọn các giống ngắn ngày hoặc chuyển sang trồng các loại cây trồng cạn có thời gian sinh trưởng ngắn để kịp thu hoạch là một chuyển biến tích cực. Tình hình sản xuất thuận lợi tạo tâm lý cho người dân yên tâm xuống giống hướng đến một vụ sản xuất thành công”.

Ông Kpa Thuyên- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho hay: Vụ mùa 2013, ngành Nông nghiệp và PTNT tập trung chuyển các chân đất kém hiệu quả, những vùng dễ bị thiên tai gây thiệt hại sang trồng bắp, rau dưa các loại để nâng cao hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó là bố trí cây trồng hợp lý ở từng vùng để đảm bảo nước tưới. Đặc biệt sử dụng các loại giống ngắn và trung ngày để thu hẹp thời gian thu hoạch. Mặc dù diện tích gieo trồng mới đạt 46% nhưng so với cùng thời điểm này năm ngoái thì con số này cao hơn rất nhiều. Kết quả này là nhờ sự thuận lợi của thời tiết mưa sớm rải đều đã phần nào giúp người dân sản xuất sớm hơn.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.