Hồ tiêu Chư Sê chết hàng loạt sau mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đợt mưa kéo dài nhiều tháng vừa qua đã làm nhiều vườn hồ tiêu ở huyện Chư Sê, Gia Lai bị ngập úng dẫn đến thối rễ. Sau khi nắng lên, nhiều vườn hồ tiêu xuất hiện tình trạng chết hàng loạt, thậm chí có vườn bị xóa sổ hoàn toàn khiến nông dân rơi vào cảnh điêu đứng.
Vườn tiêu của gia đình ông Phạm Văn Hưng (xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) bị thiệt hại nặng nề. Ảnh: M.Đ
Vườn tiêu của gia đình ông Phạm Văn Hưng (xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) bị thiệt hại nặng nề. Ảnh: Mỹ Đức
Toàn xã Chư Pơng (huyện Chư Sê) hiện có trên 234 ha hồ tiêu, trong đó có hơn 47 ha đang thời kỳ kinh doanh. Thế nhưng những ngày này, nhiều hộ trồng hồ tiêu nơi đây phải rơi nước mắt bất lực nhìn vườn cây đang xanh tốt bỗng nhiên héo úa rồi chết. Trong đó, gia đình bà Huỳnh Thị Bắc (thôn Thái Hà) là hộ bị thiệt hại nặng nề nhất. Hơn 1.800 trụ hồ tiêu 3 năm tuổi của gia đình bà Bắc bỗng nhiên bị chết hàng loạt, tổng thiệt hại lên đến hơn 1 tỷ đồng. Bà Bắc buồn bã nói: “Gia đình tôi vay tiền ngân hàng để đầu tư trồng vườn hồ tiêu này. Cây hồ tiêu trước kia phát triển xanh tốt nên gia đình rất vui mừng. Thế nhưng, sau đợt mưa kéo dài vừa qua, vườn hồ tiêu bỗng nhiên chết hàng loạt khiến gia đình rất lo lắng”. Cũng theo bà Bắc, để cứu vườn hồ tiêu, gia đình bà đã xử lý các trụ bị bệnh và mua các loại thuốc về phun nhưng vẫn không thành công. 
Tại thôn Hố Lao (xã Chư Pơng), gia đình ông Phạm Văn Hưng có hơn 3.000 trụ hồ tiêu chuẩn bị bước vào thời kỳ thu hoạch cũng đã chết gần 2.000 trụ. Số hồ tiêu còn lại cũng đang có hiện tượng vàng lá, héo úa. Ông Hưng chia sẻ: Trước kia, vườn hồ tiêu của gia đình tôi phát triển rất tốt. Tuy nhiên gần đây, do mưa nhiều quá dẫn đến thối rễ nên hồ tiêu cứ chết dần. Để trồng vườn hồ tiêu này, tôi phải vay tiền ngân hàng, giờ cây chết, gia đình không biết phải làm sao.
Theo thống kê, toàn huyện Chư Sê hiện có trên 3.600 ha hồ tiêu (2.800 ha đang trong thời kỳ kinh doanh). Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện đã có hơn 150 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh, trong đó hơn 50 ha đã chết. Ông Nguyễn Văn Thương-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc cây hồ tiêu chết hàng loạt là do mưa kéo dài, nước không thoát kịp làm rễ cây bị ngập úng rồi thối. Khi trời chuyển nắng, cây hồ tiêu bị vàng lá, héo úa, rụng quả. Từ khi thấy triệu chứng lá hồ tiêu bắt đầu héo đến khi cây chết chỉ 1-2 tuần. Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại trên cây hồ tiêu, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã khuyến cáo người dân phải vệ sinh vườn cây sạch sẽ, khơi thông mương rãnh thoát nước; đồng thời phun các loại thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn để xử lý các diện tích bị chết và phòng-chống lây lan.
Mỹ Đức

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.