Hiệu quả từ lắp đặt tuyến đường điện sáng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bắt đầu triển khai vào giữa tháng 7-2014, đến nay, tuyến đường điện sáng do Ban Thường vụ Thị đoàn An Khê phối hợp cùng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới 3 xã Tú An, Xuân An, Cửu An (thị xã An Khê) thực hiện đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo phấn khởi trong nhân dân.
    
Theo chị Võ Thị Trúc-Phó Bí thư Thị đoàn An Khê, trong năm 2014, Thị đoàn đã triển khai tổ chức nhiều công trình, phần việc thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị. Trong đó, tuyến đường điện sáng là công trình thanh niên cấp tỉnh. Để xây dựng công trình này, Ban Thường vụ Thị đoàn đã phát động trong cán bộ Đoàn, đoàn viên-thanh niên, học sinh và các em thiếu niên-nhi đồng trên địa bàn thị xã quyên góp ủng hộ quỹ “Vui Xuân tiết kiệm” với số tiền trên 34 triệu đồng.

 

Thi công tuyến đường điện sáng tại xã Cửu An. Ảnh: Hồng Thi
Thi công tuyến đường điện sáng tại xã Cửu An. Ảnh: Hồng Thi

Theo đó, 3 xã được chọn để khảo sát và triển khai công trình là Tú An, Xuân An và Cửu An. Ban Thường vụ Thị đoàn An Khê đã phối hợp với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của 3 xã, Điện lực An Khê thống nhất phương án thực hiện. Ngày 18-7, tuyến đường điện sáng đầu tiên được khởi công tại thôn An Xuân 2, xã Xuân An. “Tổng chiều dài của tuyến đường điện sáng của cả 3 xã là 2.200 mét, gồm 28 bóng đèn với kinh phí trên 100 triệu đồng, trong đó Đoàn hỗ trợ 34,4 triệu đồng, địa phương vận động nhân dân đóng góp 55 triệu đồng; bên cạnh đó có sự hỗ trợ 35 ngày công lắp điện của Chi đoàn Điện lực cùng hơn 50 lượt ngày công của đoàn viên-thanh niên và nhân dân tại địa bàn”-chị Trúc cho biết.

Sau khi các tuyến đường được hoàn thành, Thị đoàn đã tiến hành nghiệm thu hạng mục đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định của ngành điện; đồng thời lập biên bản bàn giao các tuyến đường điện sáng cho Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên các xã quản lý và xây dựng thành tuyến đường thanh niên xanh-sạch-đẹp.

Công trình tại xã Xuân An được thực hiện trên tuyến đường bê tông có chiều dài 800 mét tại thôn An Xuân 2 với 9 bóng đèn. Anh Cao Minh Diện-Phó Bí thư Xã đoàn Xuân An, cho hay: “Đây là tuyến đường trung tâm, dân cư đông đúc. Trước kia, khi chưa có điện đường, buổi tối thường xuyên xảy ra nạn trộm chó, trộm gà, một số thanh niên hư hỏng tụ tập gây rối. Từ ngày điện sáng, tình trạng trên đã giảm đáng kể. Vì thế, bà con đã tự bỏ tiền ra lắp thêm 2 bóng để kéo dài phạm vi chiếu sáng trên tuyến đường”.

 

Ảnh: Hồng Thi
Ảnh: Hồng Thi

Cụ Võ Văn Sáu-một người dân sống lâu năm trên đoạn đường-dù đã xấp xỉ 90 tuổi nhưng vẫn còn rất tinh anh. Không giấu được niềm vui, cụ tâm sự: “Dân tụi tui mừng chứ! Không có điện, đêm xuống u ám lắm, người già như tôi rất ngại ra đường. Giờ được chính quyền địa phương, đoàn thể quan tâm lắp điện, nhìn xóm làng sáng sủa hẳn ra. Tết này bọn trẻ con tha hồ chạy giỡn, nô đùa”. Cùng chung tâm trạng đó, bà Võ Thị Ý (thôn An Điền Nam 1, xã Cửu An) bày tỏ: “Hồi trước, chúng tôi đi đường hay bị gặp rắn, nhiều người không thấy đường tránh đã bị rắn cắn, sợ lắm. Giờ có điện khỏe rồi, đi lại yên tâm và dễ dàng, nhất là khi trời mưa. Ngoài ra còn góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông”.

Đánh giá lại công trình, chị Trúc chia sẻ, bước đầu, do kinh phí hạn chế nên Thị đoàn An Khê chỉ thí điểm tại 3 tuyến đường của các địa phương trên và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân. Qua đó giúp đoàn viên-thanh niên nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong từng đối tượng thanh niên về các hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội. Tuyến đường điện sáng là một trong những đóng góp của tuổi trẻ An Khê vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.