Hiến máu cứu người-nghĩa cử cao đẹp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) trên địa bàn tỉnh Gia Lai phát triển rộng khắp. Thông qua đó, nhiều bệnh nhân có nguồn máu cấp cứu, điều trị kịp thời thoát khỏi nguy hiểm, vượt qua bệnh tật.

Sau khi tiếp nhận thông tin về việc một cô giáo tại huyện Phú Thiện bị tai nạn giao thông nghiêm trọng đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, ngày 18-5 vừa qua, hàng chục tình nguyện viên và người dân có cùng nhóm máu A đã có mặt tại Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) để hiến máu cứu người. Trước đó, ngày 12-5, một bệnh nhân nhóm máu O bị sốt xuất huyết sốc mất máu cũng đã được truyền máu cấp cứu nhờ có các tình nguyện viên.

Theo bà Vũ Thị Ngọc Thủy-Phó Trưởng khoa Huyết học-Truyền máu, ngoài những đợt hiến máu theo kế hoạch, các tình nguyện viên và người dân luôn sẵn sàng hiến máu trong các trường hợp khẩn cấp. Chỉ cần có thông báo, kêu gọi trên các nhóm tình nguyện thì rất nhanh sau đó sẽ có người đến ứng cứu. Qua đó, nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch được tiếp máu cấp cứu kịp thời, vượt qua nguy hiểm.

Phong trào HMTN ngày càng đi vào chiều sâu, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Ảnh: N.N

Phong trào HMTN ngày càng đi vào chiều sâu, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Ảnh: N.N

Sự hưởng ứng nhiệt tình đó đã góp phần làm cho phong trào HMTN của tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, lan tỏa rộng rãi. Nhiều cá nhân, gia đình hiến máu tiêu biểu được tôn vinh, khen thưởng kịp thời góp phần động viên khích lệ người dân tham gia HMTN. Với nhiều người, HMTN không chỉ là nghĩa cử cao đẹp mà còn là tấm lòng sẻ chia, tình cảm tương thân tương ái, là trách nhiệm của mỗi người dân với cộng đồng.

Anh Nguyễn Giang Nam-Phó Chủ tịch UBND phường Phù Đổng (TP. Pleiku) là một trong những điển hình trong phong trào HMTN. Đến nay, anh Nam đã có 47 lần HMTN và hiến tiểu cầu. Từ đầu năm đến nay, anh đã 6 lần hiến tiểu cầu cấp cứu người bệnh.

Anh chia sẻ: “Từ lần đầu tiên đăng ký HMTN đến nay, tôi đã có 16 năm tham gia hiến máu. Trải qua 47 lần hiến máu và hiến tiểu cầu, tôi thấy sức khỏe vẫn tốt. Không chỉ hiến máu định kỳ, tôi còn tham gia hiến máu, hiến tiểu cầu trong các trường hợp cấp cứu. Ngoài ra, tôi còn tham mưu tổ chức thành công Ngày hội Giọt hồng Phù Đổng 5 năm liên tục (từ năm 2018 đến nay), tiếp nhận được 572 đơn vị máu an toàn.

Là Bí thư Huyện Đoàn Chư Sê và Chủ nhiệm Câu lạc bộ Máu nóng Chư Sê, anh Nay Winh là một trong những hạt nhân đi đầu trong phong trào HMTN. Anh Winh đã có gần 20 lần HMTN. Ngoài ra, anh còn vận động hàng trăm đoàn viên, thanh niên, người dân tham gia HMTN. “Câu lạc bộ Máu nóng Chư Sê thành lập năm 2019. Câu lạc bộ có 36 thành viên, trong đó có 7 thành viên là người dân tộc thiểu số. Từ khi thành lập đến nay, các thành viên đã hiến trên 200 đơn vị máu”-anh Winh chia sẻ.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được 45 đợt HMTN, thu được 9.205 đơn vị máu an toàn, đạt 57% kế hoạch năm. Riêng trong đợt 1 HMTN vừa qua, nhiều địa phương có số lượng máu thu được tăng so với kế hoạch đề ra như: Chư Prông, TP. Pleiku. Ông Dương Đình Diện-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh-cho biết: Toàn tỉnh phấn đấu vận động đạt chỉ tiêu 3.000 đơn vị máu trong Chiến dịch HMTN hè, trong đó, điểm nhấn là hưởng ứng Chương trình “Hành trình đỏ” lần thứ XI-2023 của Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động HMTN.

Cũng theo ông Diện, Ngày hội hiến máu hưởng ứng “Hành trình đỏ” của tỉnh có chủ đề “Hành trình đỏ-Giọt hồng cao nguyên” diễn ra lúc 7 giờ ngày 8-7 tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku. Tại đây, Ban tổ chức kết hợp tuyên truyền và tư vấn cho 9.000 lượt người về HMTN và về bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia); vận động khoảng 2.500 người đăng ký HMTN, tiếp nhận tối thiểu 500 đơn vị máu an toàn.

“Dịp này, Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh tổ chức tôn vinh khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào HMTN năm 2022-2023. Cùng với đó, đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về HMTN, an toàn truyền máu và sự cần thiết, ý nghĩa của việc hiến máu cứu người. Đồng thời, tuyên truyền, vận động mở rộng đối tượng tham gia HMTN, tiếp nhận lượng máu lớn nhằm đạt 100% kế hoạch do Ban Chỉ đạo Quốc gia giao năm 2023; góp phần khắc phục tình trạng thiếu máu trong cấp cứu và điều trị bệnh của ngành Y tế”-ông Diện thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) vừa tổ chức kết nghĩa với làng Plei Hlốp.
“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.