Hi hữu bác sĩ gắp từ túi mật nữ bệnh nhân gần 400 viên sỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gần 400 viên sỏi được lèn chặt trong túi mật của một bệnh nhân nữ 60 tuổi vừa được các bác sĩ gắp ra chiều 27-12.

Gần 400 viên sỏi được lèn chặt trong túi mật của bệnh nhân được gắp ra ngoài - Ảnh: Thanh Xuân
Gần 400 viên sỏi được lèn chặt trong túi mật của bệnh nhân được gắp ra ngoài - Ảnh: Thanh Xuân



Ngày 27-12, các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E Trung ương (Hà Nội) đã phẫu thuật nội soi ca bệnh vô cùng hi hữu cho một bệnh nhân nữ 60 tuổi (Thái Nguyên) với hàng trăm viên sỏi được lèn chặt trong túi mật.

PGS-TS Đỗ Trường Sơn, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E, cho biết sau khi đưa được hết số sỏi trong túi mật của bệnh nhân ra ngoài, số lượng sỏi đếm được lên tới gần 400 viên, trong đó viên có đường kính lớn nhất là 1 cm (như viên bi), đường kính nhỏ nhất là 0,3 cm; màu sắc của viên sỏi màu vàng sẫm, nâu đen... khá giống một mẻ ngô rang.

Bệnh nhân cho biết được phát hiện sỏi túi mật từ năm 2014. Tuy nhiên, bệnh nhân lại không có các biểu hiện rõ ràng, không có chứng gây đau nên bệnh nhân chỉ khám, điều trị nội khoa tại bệnh viện tuyến tỉnh. Thời gian gần đây, bà thường xuyên xuất hiện triệu chứng đau tức vùng hạ sườn, tình trạng đau ngày càng tăng, bà đi khám lại và được chẩn đoán là viêm túi mật mãn tính có sỏi. Do tình trạng sỏi mật nặng nề, bệnh nhân đã được chuyển lên Bệnh viện E Trung ương. Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm và chụp chiếu cho thấy túi mật của bệnh nhân có nhiều sỏi lấp đầy, thành mật dày do viêm mãn tính, không có dịch mật. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt túi mật. Sau phẫu thuật, đến tối cùng ngày sức khoẻ bệnh nhân tiến triển thuận lợi và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Theo bác sĩ Sơn, sỏi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ của cholesterol, do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật như cholesterol, billirubin, muối canxi... Khi lượng cholesterol ở trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật hay khi lượng muối mật giảm đi sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Ngoài ra, còn có thể gặp sỏi sắc tố mật hình thành do sự kết tụ của bilirubin trong một số bệnh như thiếu máu hồng cầu liềm, xơ gan…

Sỏi mật có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên bệnh gặp ở phụ nữ nhiều hơn. Ngoài các nguyên nhân chuyển hóa, những người ít vận động, ngồi nhiều, thừa cân hoặc béo phì, đái tháo đường và trên 60 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

H.Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.