Hễ sốt là truyền dịch, SOS!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không ít người có phản xạ: Hễ sốt là truyền dịch. Họ tôn sùng phương pháp này đến mức cho rằng đó chính là liều thuốc thần kỳ đẩy lui cơn sốt, nhất là khi đã khẳng định nguyên nhân sốt là do virus.

Thông thường sốt virus diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Nhưng cũng có những trường hợp sốt đến cả tuần. Người bệnh bị sốt đột ngột, sốt rất cao từ 39- 40 độC, nhưng cũng có thể chỉ bị sốt nhẹ, đầu chỉ hâm hấp nóng. Với người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí biến chứng viêm não…

Thông thường sốt virus diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày.
Thông thường sốt virus diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày.

Khi cơ thể bị nhiễm virus cấp tính như: Cảm lạnh, cúm, virus gây bệnh đường hô hấp…, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng nhiệt độ cơ thể tăng cao (gọi là sốt). Khi bị sốt virus, nhiều người muốn mau khỏi bệnh nên muốn truyền dịch, mà không biết đầy nguy cơ cận kề.

Truyền dịch khi bị sốt virus, bệnh nặng thêm vì sự thiếu hiểu biết của chúng ta

Theo bác sĩ Phạm Thái Anh (Bệnh viện Bắc Thăng Long), rất nhiều người không biết rằng khi bị sốt virus, truyền dịch có nhiều tác dụng, nhưng cũng có thể xảy ra tai biến nguy hiểm cho người bệnh.

Các loại dịch truyền phổ biến là dung dịch đường glucose (5%, 10%), nước muối (nước biển với tỉ lệ natriclorua là 9/1.000), dung dịch tổng hợp nhiều chất điện giải. Thông thường nếu truyền 1 lít glucose 5% thì hấp thu vào cơ thể cũng chỉ được 50ml. Bù lại, lượng glucose có thể được hấp thụ nhiều hơn qua đường uống, chẳng hạn bằng nước chanh, nước cam.

Nên uống nhiều nước cam, chanh khi bị sốt virus.
Nên uống nhiều nước cam, chanh khi bị sốt virus.

Đặc biệt, khi người bệnh đang sốt cao, khả năng hấp thụ lượng nước, muối và các chất điện giải này không nhiều. Vì vậy, nguyên tắc là không được truyền muối, đường khi sốt virus, vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não, bệnh nặng thêm. Hơn nữa, hiện vẫn chưa ai chứng minh được truyền dịch vào là hết sốt. Cũng có những trường hợp bị sốt, được truyền dịch, đỡ ngay. Nhưng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, người bệnh hết sốt có thể là nhờ tác dụng của thuốc hạ sốt.

Không những vậy, tất cả các thuốc đưa vào cơ thể đều có tác dụng phụ và nguy cơ này càng gia tăng khi cơ thể hấp thu trực tiếp. Truyền dịch có thể gây nhiễm trùng, lây nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn, viêm gan... Do vậy, nếu bị sốt virus mà vẫn ăn uống tốt, thì không nên truyền dịch, mà hãy bồi bổ qua đường ăn uống.

Nếu bị sốt virus mà vẫn ăn uống tốt, thì không nên truyền dịch, mà hãy bồi bổ qua đường ăn uống.

Nếu bị sốt virus mà vẫn ăn uống tốt, thì không nên truyền dịch, mà hãy bồi bổ qua đường ăn uống.

Cũng có trường hợp trẻ bị sốt không đơn giản là chỉ do virus, mà có khi là biểu hiện tình trạng bệnh lý khác, không nên truyền dịch. Không ít trường hợp, bố mẹ bé tự ý ra phòng khám tư yêu cầu truyền dịch, 2 - 3 ngày sau không thấy con hết sốt mới vội đưa trẻ đến bệnh viện. Khi đó bác sĩ mới phát hiện con mắc các bệnh khác như viêm não, viêm màng não, viêm phổi... Bệnh nhi mắc viêm não, viêm màng não, cơ chế chọn dịch truyền là khác hẳn, nếu mà truyền dịch muối, đường rất nguy hiểm, vì làm tăng phù não. Còn viêm phổi thường không được truyền dịch, vì dịch truyền sẽ làm tăng gánh nặng cho phổi, tim. Trừ một số trường hợp bác sĩ đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, mới chỉ định truyền cho bệnh nhi viêm phổi, chứ không thể truyền dịch bừa bãi. Thực tế, trẻ bị sốt virus chỉ nên truyền dịch khi nghi sốt xuất huyết với các biểu hiện ngoài da đi kèm. Cũng có trường hợp được bác sĩ chỉ định truyền dịch, đó là những bệnh nhi sốt cao, nôn liên tục, không ăn uống được, tiêu chảy mất nước, người mệt lả… thì phải bổ sung dinh dưỡng qua đường truyền và phải được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Sốt virus nên dùng thuốc như thế nào?

Nếu bị cúm nhẹ, không sốt hoặc sốt dưới 38 độ C, người bệnh có thể chữa trị ở nhà bằng cách uống nhiều nước, súc miệng nước muối, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, không cần dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, không có tác dụng trị virus (trừ trường hợp có bội nhiễm). Trong đó, việc uống nhiều nước, nhất là các loại nước trái cây giàu vitamin C sẽ góp phần rút ngắn quá trình điều trị bệnh. Hoặc bệnh nhân có thể bổ sung vitamin C thông qua các viên uống theo hướng dẫn sử dụng.

Uống nhiều nước, nhất là các loại nước trái cây giàu vitamin C sẽ góp phần rút ngắn quá trình điều trị bệnh.
Uống nhiều nước, nhất là các loại nước trái cây giàu vitamin C sẽ góp phần rút ngắn quá trình điều trị bệnh.

Nếu bệnh nhân sốt cao trên 38,5 độ C, thì cần dùng thuốc hạ sốt paracetamol, ibuprofen theo đúng liều lượng quy định. Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn cảm cúm, bệnh nhân ho nhiều, tức ngực, khó thở, sốt cao thì cần đến bệnh viện khám để được xử trí kịp thời, vì rất có thể người bệnh đã bị bội nhiễm viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi... Khi đó người bệnh sẽ có chỉ định dùng kháng sinh (nhóm cephalosporin, beta lactam…) tùy theo tình trạng bệnh mỗi người. Với bệnh nhân sốt cao kèm tiêu chảy (đi hơn 5-7 lần/ngày) thì cần bổ sung dung dịch oserol qua đường uống hoặc được chỉ định truyền dịch khi cần thiết.

Theo Võ Hồng Thu (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.