Hé lộ chỉ tiêu nới room tín dụng các ngân hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sacombank dẫn đầu danh sách được nâng room tín dụng ở mức 4%. Các ngân hàng khác như Agribank 3,5%, MB 3,2%, SHB 3,2%, VIB 3%, Vietcombank 2,7% TPBank 1,2%.

Một số ngân hàng đã tiết lộ mức room tín dụng được nới lần này
Một số ngân hàng đã tiết lộ mức room tín dụng được nới lần này


Nới room tín dụng là câu chuyện nóng nhất trong làng tài chính ngân hàng lúc này.

Ngày 8.9, theo tìm hiểu của phóng viên báo Lao Động, một số ngân hàng đã tiết lộ mức room được nới sau rất nhiều thông tin đồn đoán trên thị thường.

Trước đó, ngày 7.9, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông cáo báo chí cho biết đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu room tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng có đề nghị và có thông báo gửi các tổ chức tín dụng này.

Thị trường từng đồn đoán Vietcombank và MB sẽ là hai ngân hàng nhận được mức room tín dụng cao nhất do đang phải “ôm” hai ngân hàng yếu kém để hỗ trợ xử lý. Thế nhưng thực tế lần nới room này Vietcombank chỉ được nhận được mức 2,7%. Một lãnh đạo MB cho biết tỷ lệ nới room lần này là 3,2%.

Sacombank bất ngờ trở thành ngân hàng được nới room tín dụng cao nhất là thêm 4% so với hạn mức cũ là 7%. Tính trên tổng quy mô dư nợ hơn 400.000 tỉ đồng vào cuối quý II, như vậy ngân hàng này còn dư địa tăng trưởng hơn 11.000 tỉ đồng đến hết năm.


 

 Nới room tín dụng là câu chuyện nóng hiện nay
Nới room tín dụng là câu chuyện nóng hiện nay


Theo tìm hiểu của phóng viên, ngân hàng Agribank được điều chỉnh 3,5%. Ngân hàng VPBank được nới room ở mức 0,7%.

Đại diện VIB xác nhận tỷ lệ điều chiều chỉnh room là 3%. SHB cho biết room được điều chỉnh của ngân hàng lần này là 3,2%. LienVietPostBank được điều chỉnh dưới 1%. Ngân hàng TPBank được nới ở mức là 1,2%.

5 tiêu chí điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố: Kết quả xếp hạng năm 2021; Ưu tiên các ngân hàng thương mại tham gia xử lý các ngân hàng yếu kém; Ưu tiên ngân hàng thương mại tham gia xử lý quỹ tín dụng nhân dân yếu kém; Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng để khuyến khích các ngân hàng thương mại trong danh sách giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân;  Giảm trừ đối với các ngân hàng thương mại có tỉ lệ dư nợ cho vay thị trường 1 so với huy động vốn thị trường 1 cao.

Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 26.8, tín dụng tăng 9,91% so với cuối năm 2021, là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây, phù hợp với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi khả quan trong những tháng qua.

Trước đó, trao đổi với báo chí, TS Cấn Văn Lực cho rằng "Nhu cầu vốn tín dụng trong năm nay tăng trưởng cao gắn với nhu cầu thực hơn so với trước rất nhiều do nền kinh tế phục hồi, sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh, doanh nghiệp có nhu cầu vốn để hoạt động".

Theo TS Cấn Văn Lực, việc Ngân hàng Nhà nước còn băn khoăn chuyện chưa nới room tăng trưởng tín dụng do 2 nguyên nhân, đó là lo ngại lạm phát và thanh khoản hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát chủ yếu do chi phí đẩy, nếu có thể kiểm soát giá xăng dầu và giá thịt lợn thì có thể tự tin kiểm soát được lạm phát dưới 4%.

“Không nên quá lo ngại về lạm phát mà bóp nghẹt thị trường để có thể tận dụng được cơ hội phục hồi. Khi cả thế giới đang đối mặt với lạm phát thì chúng ta đã kiểm soát được, đó là một cơ hội rất tốt”, TS. Cấn Văn Lực nhận định.

Hơn nữa, thanh khoản hệ thống ngân hàng hiện nay hoàn toàn trong khả năng kiểm soát. Tỷ lệ cho vay so với vốn lưu động trong thị trường 1 theo tính toán sơ bộ đến thời điểm hiện nay là 92%, vẫn ở mức an toàn. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn hiện nay 25,2% và ngưỡng cho phép của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu từ 1.10 năm nay là 34%, tức là vẫn trong tầm kiểm soát.

Ngoài ra, dòng vốn trung và dài hạn chảy vào hệ thống các ngân hàng đang mạnh hơn đặc biệt là trong 3 tháng gần đây. Tỷ trọng vốn ngắn hạn và trung dài hạn hiện nay đã khác, không còn ở tỷ lệ 20-80% như trước đây, mà đã cải thiện hơn rất nhiều. Đây là các yếu tố khiến Ngân hàng Nhà nước có thể yên tâm hơn khi xem xét nới room tín dụng.



https://laodong.vn/tien-te-dau-tu/he-lo-chi-tieu-noi-room-tin-dung-cac-ngan-hang-1090698.ldo

Theo Lan Hương (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tạm dừng mua sắm hàng hóa tập trung năm 2025

Gia Lai tạm dừng mua sắm hàng hóa tập trung năm 2025

(GLO)- Nhằm thực hiện chủ trương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tạm dừng mua sắm hàng hóa tập trung năm 2025.

Công chức Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh hướng dẫn người nộp thuế về thủ tục hành chính. Ảnh: S.C

Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh: Nhanh chóng vận hành ổn định theo mô hình mới

(GLO)- Sau khi được thành lập theo mô hình mới, Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh thuộc Chi cục Thuế khu vực XIV đã nhanh chóng sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, giải quyết các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế kịp thời, thông suốt.

Quyết tâm hoàn thành công tác kiểm kê đất đai

Quyết tâm hoàn thành công tác kiểm kê đất đai

(GLO)- Lời Tòa soạn: Theo kế hoạch, trước ngày 30-6-2025, Gia Lai sẽ hoàn thành việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024. Xung quanh nội dung này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vũ Ngọc An-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Ứng dụng thuế điện tử (eTax). Ảnh: Internet

Toàn bộ hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại

(GLO)- Theo thông tin Ban Công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa (Cục Thuế) cho biết, từ 8 giờ ngày 17-3, toàn bộ hệ thống thuế điện tử sau một thời gian tạm dừng (từ 17 giờ ngày 12-3 đến 8 giờ ngày 17-3) để phục vụ nâng cấp, chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế đã chính thức hoạt động trở lại.